Tư duy tiêu tiền đúng lúc để "tiền đẻ ra tiền" đơn giản nhưng ít người biết
Có người dành hết thời gian và công sức để tiết kiệm tiền bạc, nhưng cũng có người lại sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để tiết kiệm thời gian. Đó chính là sự khác biệt rõ rệt của 2 kiểu tư duy tiêu tiền sẽ được đề cập trong bài viết này!
- 31-10-2023Kỳ lạ cách nhà giàu Mỹ tiêu tiền: Mua nhà ở khu vực đón bão, có BĐS được định giá hơn 93 tỷ đồng
- 25-10-202370 tuổi, có 2,3 tỷ đồng tiết kiệm, cụ bà tiêu tiền khôn ngoan: Vừa bảo toàn tình thân, vừa yên tâm hưởng phúc
- 12-10-2023Đừng dạy người giàu cách tiêu tiền: "Tôi mua robot hút bụi, máy rửa bát... không phải vì lười!"
* Bài viết được chia sẻ bởi tác giả Song Yun trên trang Aboluowang.
Khi mới đi làm, tôi bắt đầu tìm hiểu về cách quản lý thời gian, tôi đã đọc cuốn Luật Đầu Tư Thời Gian của tác giả người Nhật Katsuma Kazu, trong đó có câu: "Bạn phải tạo ra thời gian bằng bất cứ giá nào. Để tạo ra thời gian, bạn phải sẵn sàng đi taxi".
Lần đầu tiên nhìn thấy câu nói này, tôi đã không thể hiểu hết ý nghĩa của nó. Lúc đó, tôi nghĩ câu nói này là một trò đùa - không hơn. Lý do ư?
Tôi chỉ là một sinh viên đại học vừa mới tốt nghiệp, lương nhận được hàng tháng vô cùng thấp, vậy thì làm sao tôi dám đi taxi chứ? Ở Bắc Kinh, giá tiền taxi có thể đắt ngang với một ngày lương. Vậy mà đi taxi để tiết kiệm thời gian, làm gì có thời gian nào quý giá như vậy không?
Việc sử dụng dịch vụ taxi cũng là một tư duy tiết kiệm, chính là tiết kiệm thời gian cho chính mình bằng cách mua dịch vụ của người khác, từ đó sinh ra được nhiều lợi nhuận hơn. (Ảnh minh hoạ)
Đối với một sinh viên vừa ra trường, thu nhập thấp như tôi, đi lại bằng taxi thực sự là một điều xa xỉ. Ngoài ra, khi mới đi làm, tôi vẫn có thể xem phim và lướt mạng xã hội đều đặn mỗi ngày. Cuộc sống của tôi đúng là chẳng có gì quá bận rộn hay cập rập về mặt thời gian. Thế nhưng, đi làm được vài năm thì suy nghĩ của tôi bất ngờ thay đổi hoàn toàn. Giống như tác giả đã nói, tôi bắt đầu thực sự đánh giá cao tầm quan trọng của việc tiêu tiền đúng lúc, và lý do của sự thay đổi này là do thu nhập của tôi đã tăng lên, trong khi thời gian ngày càng trở nên khan hiếm.
Katsuma Kazu cũng viết trong cuốn sách rằng: "Nếu bạn muốn so sánh xem nó có đáng để làm một cái gì đó hoặc mua một cái gì đó hay không, hãy dùng lương theo giờ của bạn để so sánh", bởi lương theo giờ sẽ phản ánh sự công nhận của thị trường về giá trị của bạn.
Ví dụ, nếu tiền lương hàng tháng của bạn là 10.000 nhân dân tệ, ngày công làm việc 1 tháng là 22 ngày, 1 ngày cần làm việc 9 giờ, tiền lương mỗi giờ là khoảng 50 nhân dân tệ.
Giả sử, bạn muốn mua một cuốn sổ tay tốt và nó có giá 50 nhân dân tệ, nó có đắt không?
Thế nhưng cuốn sổ này có thiết kế định dạng mẫu đặc biệt, bạn không cần dùng thước để kẻ các đường thẳng mỗi ngày. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm ít nhất một giờ trong tương lai. Logic của lời khuyên bạn nên đi taxi cũng vậy!
Tiết kiệm thời gian cho mình bằng cách mua dịch vụ của người khác. Những người có "tư duy giàu có" cho rằng, các nguồn lực tương đối khan hiếm như thời gian, sức khỏe… có giá trị hơn, và sẵn sàng chi tiền cho dịch vụ. Trong suy nghĩ của họ, tiền bạc chỉ là một nguồn lực để đạt được mục tiêu. So với tiền bạc, thời gian, các mối quan hệ con người, kiến thức, kỹ năng và thông tin kinh doanh đều là những nguồn lực sản xuất, và tiền có thể không phải là giá trị nhất. Khi mọi việc được hoàn thành, tiền bạc sẽ tự nhiên theo đó mà đến.
Học cách đầu tư và mua cho mình một tương lai bền vững, đó mới là tất cả những gì bạn cần làm. (Ảnh minh hoạ)
Khác với những người có "tư duy giàu có", những người khác dù không sẵn sàng chi tiền cho giáo dục và đào tạo, kiến thức và thông tin nhưng lại thích tham gia vào cuộc vui, xem những câu chuyện phiếm, lo lắng về những người khác và để các nhà quảng cáo trực tuyến thu hoạch thời gian của họ một cách phung phí.
Chúng ta không dễ để thiết lập "tư duy của người giàu có" và thoát khỏi "tư duy khan hiếm", bởi tất cả chúng ta đều có những hạn chế trong chính môi trường của mình. Tuy nhiên không phải chúng ta không thể làm được, mà ngược lại, ngay cả những sinh viên nghèo cũng có thể trau dồi một cách có ý thức tư duy như vậy.
Ví dụ, một hoặc hai trăm nhân dân tệ có thể được sử dụng làm quỹ giáo dục hàng tháng, dành để mua sách hoặc tham gia các khóa học trả phí trực tuyến hay không? Bạn có thể làm việc bán thời gian để kiếm tiền mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của bố mẹ và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn không? Bạn có thể ngừng dành hàng giờ đồng hồ lang thang trên mạng, dành thời gian của mình cho những món đồ được quảng cáo với chức năng thần sầu mức giá siêu rẻ và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.
Tuy vậy, khi bỏ tiền ra để mua các dịch vụ giúp tiết kiệm thời gian, chúng ta có thể nghỉ ngơi thật tốt, hoặc tập thể dục giữ gìn sức khỏe để có một trạng thái tinh thần tốt. Thời gian tiết kiệm được cũng có thể được sử dụng để học hỏi hoặc ươm mầm những khả năng mới, làm những việc khác ngoài công việc hoặc kiếm thêm thu nhập khác để đối phó với sự thay đổi trong tương lai. Học cách đầu tư và mua cho mình một tương lai bền vững, đó mới là tất cả những gì bạn cần làm.
Theo: Aboluowang
Phụ nữ Việt Nam