Tư duy tỷ phú giúp tôi tăng gấp đôi thu nhập 1 năm: ‘Người làm việc cả ngày là người không kiếm được tiền’
Triết lý này nghe có vẻ ngược đời nhưng lại là điều quan trọng giúp ông trùm dầu mỏ John Rockefeller thành công và giàu có.
- 14-03-2021Chuyện cuối tuần: Chiến dịch "không bán gì cả dịp Black Friday" thu về hàng chục nghìn đô, đi vay 1 USD - Bài học về tư duy mở trong kinh doanh
- 13-03-20214 tư duy hơn người của những người thành công khi tuổi đời còn rất trẻ: Trứng hôm nay đừng để ngày mai mới đẻ
- 13-03-2021Tư duy quyết định bạn đứng ở tầng lớp nào: 3 nguyên nhân khiến người giàu ngày ngày càng giàu, còn người nghèo thì "nghèo bền vững"
* Bài viết là chia sẻ của một cây viết trên trang PGSG:
Năm 2020, tôi viết hơn 100 bài báo mạng và kiếm được hơn 3.000 USD/bài. Tôi bắt đầu đầu tư, thử làm việc tự do và gặp gỡ với rất nhiều khách hàng dễ thương. Thu nhập năm 2020 của tôi tăng gấp đôi so với năm 2019, phần lớn là nhờ 3 sự thay đổi trong tư duy sau:
"Người làm việc cả ngày là người không kiếm được tiền"
Đây là một trong những câu nói nổi tiếng của tỷ phú dầu mỏ John Rockefeller. Ông tin rằng người không dành thời gian chăm sóc bản thân sẽ không kiếm được tiền. Theo ông, chăm sóc bản thân bắt đầu bằng những việc đơn giản như có chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước, chăm tập luyện và ngủ đủ giấc.
Tỷ phú dầu mỏ John Rockefeller.
Người trẻ ngày nay muốn độc lập với gia đình, sống cuộc sống mà họ muốn và có thể chi trả cho những thứ mà trước đây họ không thể. Nhiều người lao đầu vào công việc để kiếm tiền và không mấy quan tâm đến tài sản quý giá nhất của mình là sức khỏe. Việc làm việc quá mức còn ảnh hưởng đến sức mạnh của não bộ cũng như sự phát triển của tư duy sáng tạo.
"Không dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất"
Tôi từng tin rằng được thăng chức là cách đúng đắn để phát triển sự nghiệp và tài chính. Tôi từng chỉ làm duy nhất một công việc toàn thời gian vì muốn cống hiến 100% công sức để đạt mục tiêu thăng tiến.
Điều này khiến tôi stress. Tôi làm thêm giờ rất nhiều và tâm trí tôi thường xuyên bị đảo lộn khi làm việc vào cả cuối tuần. Tôi đã nỗ lực hết mình nhưng kết quả lại không như mong đợi.
Vì vậy, tôi quyết định làm thêm. Bạn có thể hạnh phúc khi làm công việc toàn thời gian nhưng nếu nó không đủ để trang trải mọi nhu cầu, sớm muộn gì bạn cũng sẽ mất đi động lực. Kết quả là năng suất và hiệu quả công việc của bạn bị ảnh hưởng.
Bạn nên có nhiều hơn 1 nguồn thu nhập.
Các triệu phú tự thân có ít nhất 7 nguồn thu nhập và họ luôn có quỹ khẩn cấp. Tháng 3 năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã tăng vọt từ 4% lên 16% do đại dịch Covid-19. Không chỉ tôi mà rất nhiều người đã học được bài học rằng không bao giờ được dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất, dù nó có vẻ đáng tin cậy đến đâu.
Từ tháng 1/2020, tôi phân bổ thu nhập vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, bao gồm cả tiết kiệm và đầu tư dài hạn. Hàng tháng, tôi trích 20% lương cơ bản để tiết kiệm dài hạn. Khoản này cho phép tôi trang trải chi phí tối thiểu nếu nghỉ việc và không có thu nhập chính.
Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu và đầu tư một khoản nhất định hàng tháng. Tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực này nên sẽ không khuyên bạn đầu tư vào đâu. Tuy nhiên, có một điều mà tôi khuyên bạn nên làm là hãy đầu tư và làm việc đó một cách thận trọng.
"Theo dõi chi tiêu hàng tháng để không chi tiêu quá đà"
Theo dõi chi tiêu là điều nên làm.
Tôi cảm thấy xấu hổ khi chưa từng theo dõi chi tiêu của mình cho đến tháng 1 năm ngoái. Công việc toàn thời gian đem lại cho tôi sự ổn định tài chính. Có thời điểm càng kiếm được nhiều, tôi càng chi tiêu nhiều và đến cuối tháng, tôi chẳng còn lại nhiều.
Việc đó đã lặp đi lặp lại trong một thời gian khá dài trước khi tôi thay đổi tư duy. Sujit Lalwani, một doanh nhân, một nhà văn và một diễn giả truyền cảm hứng, từng nói: "Không lập kế hoạch tài chính là cánh cửa dẫn đến một cuộc sống tầm thường".
Tôi bắt đầu theo dõi chi tiêu xem tiền của mình được tiêu cho những lĩnh vực nào của cuộc sống. Từ đó, tôi tìm ra khoản nào phải chi nhiều nhất và tôi có thể tiết kiệm bao nhiêu tiền mà vẫn sống khá thoải mái. Bạn gần như không bao giờ có thể phát triển tài chính cá nhân cho đến khi theo dõi chúng và lập kế hoạch chi tiêu cụ thể.
Nguồn: PGSG
Doanh nghiệp và tiếp thị