MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ năm 2017, sẽ không cho đặt tên con là Nguyễn Messi, Đỗ Phi ĐenCacstrô hay Trương San-U nữa

05-10-2016 - 14:47 PM | Xã hội

Bộ luật dân sự 2015 quy định: Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Từ ngày 1/1/2017, bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực. Theo điều 26.3 của bộ luật này, việc đặt tên (người) bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Theo Bộ Tư pháp, việc quy định cụ thể về đặt tên nhằm tạo cơ sở pháp luật thống nhất cho việc xây dựng, cập nhật và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Luật căn cước công dân năm 2014.

Tuy nhiên thực tế tại một số địa phương đặc biệt là ở một số huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, xuất hiện những tên lạ như: Nokia, Motorola, Samsung,… được đặt theo sở thích cá nhân của bố mẹ. Như vợ chồng anh Kruwp và Chị Angon (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) do yêu thích cầu thủ bóng đá nổi tiếng Messi nên quyết định đặt tên con trai sinh năm 2010 của mình là Messi. Hoặc như ông Đỗ Văn Hảo (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) đặt tên con trai là Đỗ Phi ĐenCacstrô do ngưỡng mộ nguyên chủ tịch nước Cuba- Phidel Castro.

Theo quy định trên của Bộ Luật dân sự, từ 1/1/2017 những cái tên lạ như trên sẽ không còn được phép đặt nữa. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là với những tên của công dân Việt Nam không phải bằng tiến Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam được đặt trước thời điểm này sẽ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân như thế nào. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân.

Còn nhớ khi dự thảo Luật Dân sự 2015 được đưa ra, bộ Tư pháp từng đề xuất không được đặt tên hơn 25 chữ cái. Tuy nhiên sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu quốc hội, đề xuất này được loại bỏ. Tại thời điểm này, bộ trưởng bộ tư pháp Hà Hùng Cường đồng tình nhưn cũng băn khoăn về chuyện đặt tên. Ông cho biết pháp luật các nước cũng quy định chặt chẽ việc đặt tên.

"Thay vì hạn chế số lượng chữ cái, rất cần nhấn mạnh việc đặt tên phải phù hợp với tập quán dân tộc, địa bàn, địa phương. Ví dụ nước Nga mênh mông bể sở, dân số rất nhiều nhưng nhìn thấy chữ đệm là biết ngay tên bố. Ta thì lung tung beng. Cũng nên quy định nếu tên không phù hợp thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thể hướng dẫn, giải thích cho người dân, nếu đồng thuận hẵng ký chứ không lại tên Hàn Quốc, Rô-nan-đô đủ kiểu", bộ trưởng Hà Hùng Cường nói.

PV

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên