Từ ngày 1/6, người khuyết tật được thi bằng lái ô tô
Từ ngày 1/6/2017, cơ quan nhà nước cho phép các cơ sở đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật, với điều kiện học viên phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan.
- 29-04-2017Quy định mới về đổi giấy phép lái xe qua PET
- 19-11-2016Chưa hết hạn đã phải đổi giấy phép lái xe, lại bị 'cò' lừa
- 02-11-2016Ngày 31/12/2016, hạn cuối đổi giấy phép lái xe ô tô sang thẻ PET
- 26-06-2016Từ 4/7, Hà Nội sẽ cấp đổi giấy phép lái xe tại nơi làm việc của công dân
- 01-06-2016Chính thức khai trương dịch vụ cấp giấy phép lái xe quốc tế qua mạng
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được Bộ GTVT ban hành thay thế Thông tư 58/2015/TT-BGTVT, có hiệu lực từ 1/6 tới có quy định về việc đào tạo, sát hạch đối với một số trường hợp đặc thù.
Theo đó, các cơ sở sẽ lần đầu tiên đào tạo cấp giấy phép lái xe hạng B1 số tự động cho người khuyết tật. Đối với những người có đủ điều kiện điều khiển xe tập lái hạng B1 số tự động của cơ sở đào tạo sẽ sử dụng xe hạng B1 số tự động có đủ điều kiện làm xe tập lái.
Về điều kiện sức khoẻ, Bộ GTVT và Y tế đã có Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về Tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe, quy định người lái xe hạng B1 (ô tô chở người dưới 9 chỗ, xe tải dưới 3,5 tấn).
Do đó, người học phải khai đủ tiền sử, bệnh sử của gia đình, sau đó khám đủ 8 chuyên khoa lâm sàng gồm: Tâm thần, thần kinh, mắt, tai - mũi - họng, tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp và chuyên khoa nội tiết (phụ nữ có thêm khoa thai sản).
Ô tô của người khuyết tật phải có kết cấu phù hợp với việc điều khiển của người khuyết tật, bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định số 65/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.