Từ ngày 15/12, thực hiện thống kê tăng trưởng xanh trong lĩnh vực vốn đầu tư, trái phiếu, tín dụng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành Thông tư số 10/2023/TT-BKHĐT quy định Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh, có hiệu lực từ ngày 15/12.
- 03-11-2023Nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh còn hạn chế
- 25-10-2023Hiệu quả tích cực từ xu hướng xanh hóa tín dụng ở MB
- 12-10-2023Nguồn vốn xanh giúp VPBank bổ sung thanh khoản và tạo đà tăng trưởng
Theo Thông tư, Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh là cơ sở giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cả nước.
Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh sẽ bao gồm 4 mục tiêu chính: 1) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; 2) Xanh hóa các ngành kinh tế, bao gồm các lĩnh vực: năng lượng; giao thông vận tải; nông nghiệp; thương mại – dịch vụ; công nghệ; vốn đầu tư, trái phiếu, tín dụng: tài nguyên rừng; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên nước; 3) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; 4) Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.
Bộ Chỉ tiêu này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê, sản xuất thông tin thống kê và sử dụng thông tin thống kê về tăng trưởng xanh.
Thông tư quy định, Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh gồm danh mục chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh quy định tại Phụ lục I và nội dung chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh quy định tại Phụ lục II. Trong đó, Phụ lục II nêu rõ khái niệm và cách tính % tăng trưởng xanh trong các lĩnh vực vốn đầu tư, trái phiếu, tín dụng.
Cụ thể, về lĩnh vực vốn đầu tư công xanh, Phụ lục II của Thông tư nêu rõ khái niệm vốn đầu tư công xanh là các khoản vốn đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước vào các chương trình, dự án đầu tư xanh, số liệu vốn đầu tư công xanh là số kế hoạch về vốn đầu tư công xanh trong năm.
Các chương trình, dự án đầu tư công xanh là các dự án được thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường, đáp ứng các điều kiện tiện nghi và sức khỏe cho người sử dụng. Những yếu tố chính góp phần tạo nên một công trình xanh bao gồm: hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất lượng môi bên trong, hiệu quả sử dụng vật liệu xây dựng và các ảnh hưởng khác của công trình xây dựng đến môi trường xung quanh.
Phụ lục II của Thông tư cũng nêu rõ, tỷ lệ vốn đầu tư công xanh so với tổng vốn đầu tư công (%) được tính theo công thức:
Lĩnh vực đầu tư của vốn đầu tư công xanh gồm kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xanh, công trình xây dựng, xử lý rác thải, nước thải và lĩnh vực khác. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân).
Về tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo Phụ lục II của Thông tư, khái niệm tín dụng xanh được hiểu là hoạt động tín dụng với các chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh bao gồm tất cả các phương thức tài trợ vốn hoặc cho vay có tính đến tác động môi trường xã hội và tăng cường tính bền vững cho môi trường. Các chính sách tín dụng xanh là một giải pháp quan trọng để hướng nền kinh tế tới mục tiêu tăng trưởng xanh.
Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư thuộc Danh mục phân loại xanh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, mang lại các lợi ích về môi trường như: sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý chất thải; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tạo ra lợi ích khác về môi trường.
Phụ lục cũng nêu rõ, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa giá trị dư nợ tín dụng xanh và tổng giá trị dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Về công thức tính, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (%) được tính như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Về tỷ trọng phát hành trái phiếu xanh trong tổng trái phiếu đã phát hành, phụ lục II của Thông tư nêu rõ, trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật về trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường.
Tỷ trọng phát hành trái phiếu xanh trong tổng trái phiếu đã phát hành là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa giá trị trái phiếu xanh đã phát hành đang còn lưu hành tính đến thời điểm thống kê và tổng giá trị trái phiếu đã phát hành còn lưu hành tính đến thời điểm thống kê tương ứng.
Tỷ trọng phát hành trái phiếu xanh trong tổng trái phiếu đã phát hành (%) được tính theo công thức:
Thông tư quy định Bộ Tài chính là Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp tỷ trọng phát hành trái phiếu xanh trong tổng trái phiếu đã phát hành.
Thị trường tài chính tiền tệ
Sự kiện: Tầm nhìn xanh
Xem tất cả >>- Khi yếu tố “xanh” trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ chuyển mình như thế nào?
- Chìa khóa giúp một doanh nghiệp cân bằng 3 khía cạnh “tăng trưởng, lợi nhuận và bền vững”
- VietinBank công bố Khung Tài chính Bền vững
- SCG thúc đẩy các sáng kiến xanh, tăng cường sử dụng năng lượng sạch hướng tới định hướng tăng trưởng xanh toàn diện
- Việt Nam là 1 trong 5 nước đạt được ngưỡng giảm phát thải cac-bon đề ra trong mục tiêu Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC)