Từ phong toả diện hẹp nhất để sống chung với Covid-19 đến quy định giãn cách của Nhật Bản, Indonesia: Việt Nam có thể áp dụng được gì?
Với mục tiêu sống chung với Covid-19, chính phủ mỗi nước sẽ đặt ra những quy định, điều kiện khác nhau để quyết định có hay không việc giãn cách xã hội khi phát hiện ra ca nhiễm mới. Vậy Việt Nam có thể học hỏi được gì từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trước?
- 19-09-2021Gia đình có thu nhập cao chi 15,4 triệu đồng/năm cho một người đi học, hơn 6 lần so với hộ thu nhập thấp
- 19-09-2021TP. HCM xem xét cho công trình xây dựng được hoạt động trở lại
- 18-09-2021Ngày 20/9, TPHCM sẽ họp báo công bố hỗ trợ đợt 3
- 14-09-2021Bài học gì cho Việt Nam khi Mỹ, Australia, Singapore... lần lượt từ bỏ zero-Covid, coi đây là bệnh đặc hữu như cúm?
Hiện tại, đã có nhiều quốc gia chấp nhận việc sống chung với Covid-19 và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, việc các ca nhiễm sẽ gia tăng là một rủi ro hầu hết các nước đều cần xem xét khi chấp nhận mở cửa để từng bước sống chung với Covid-19.
Tùy theo điều kiện mỗi nước mà các chính phủ sẽ đặt ra những quy định, điều kiện khác nhau để quyết định có hay không việc giãn cách xã hội khi phát hiện ra ca nhiễm mới. Vậy các yêu cầu để giãn cách tại một số quốc gia trên thế giới khi phát hiện các ca nhiễm đã được quy định như thế nào?
Tại Indonesia, chính sách giãn cách xã hội theo khu vực được chia làm 4 cấp độ: Bình thường mới, mức độ rủi ro thấp, mức độ rủi ro trung bình và mức độ rủi ro cao. Cơ sở để phân loại mức độ giãn cách được Chính phủ Indonesia dựa trên số ca nhiễm, số ca đang điều trị trên 100.000 dân số trong một tuần và tỷ lệ lấp đầy giường bệnh trung bình trong cùng khoảng thời gian.
Ví dụ, khu vực được xem ở cấp độ bình thường mới khi số ca nhiễm trong một tuần ở dưới mức 40 ca/100.000 người và số ca đang điều trị trong một tuần phải được dưới 5 bệnh nhân/100.000 người, đồng thời tỷ lệ số bệnh nhân lấp đầy giường bệnh bình quân trong một tuần phải dưới mức 60%.
Những khu vực được xem có mức độ rủi ro cao nhất khi số ca nhiễm trong một tuần hơn 100 ca/100.000 người, hơn 30 ca đang điều trị/100.000 người và có tỉ lệ người lấp đầy giường bệnh trung bình trong một tuần cao hơn 80%.
Trong thời gian giãn cách, siêu thị, chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa luôn luôn được hoạt động nhưng công suất hoạt động sẽ bị giới hạn ở mức 50%, 75%, 100% tương ứng với mức độ rủi ro từ cao đến thấp. Riêng những vùng có mức độ rủi ro trung bình và cao, siêu thị và chợ cũng sẽ bị giới hạn về thời gian mở cửa song song với việc giới hạn công suất hoạt động.
Tại Indonesia, chính sách giãn cách xã hội theo khu vực được chia làm 4 cấp độ
Còn tại Nhật Bản, Chính phủ phân chia các vùng dịch thành 3 nhóm chính: nhóm tuyên bố tình trạng khấn cấp; nhóm có áp dụng các biện pháp hạn chế lây lan; và nhóm không áp dụng các biện pháp hạn chế lây lan và tình trạng khẩn cấp.
Theo tờ Asahi Shimbun, nhóm khu vực tuyên bố tình trạng khẩn cấp được xếp dựa trên tiêu chí: Độ bao phủ giường bệnh do bệnh nhân Covid-19 từ 50% trở lên; trong số 100.000 người sẽ có hơn 25 người bị nhiễm bệnh; tỉ lệ ca mắc mới trung bình một tuần từ 10% trở lên; và số lượng ca nhiễm không rõ nguồn gốc nằm ở mức 50% hoặc hơn.
Nhóm có áp dụng các biện pháp hạn chế lây lan được xếp dựa trên tiêu chí: Tỷ lệ lấp đầy giường bệnh từ 20% trở lên; trong số 100.000 người sẽ có hơn 15 người bị nhiễm bệnh; tỷ lệ ca mắc mới trung bình bảy ngày từ 10% trở lên; và số lượng ca nhiễm không rõ nguồn gốc nằm ở mức 50% hoặc hơn.
Các trường hợp còn lại sẽ được xếp vào nhóm không áp dụng các biện pháp hạn chế lây lan và tình trạng khẩn cấp.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, tình trạng khẩn cấp sẽ được dỡ bỏ nếu như số ca nhiễm lũy kế trong tuần giảm và phải dưới 5 người/1 triệu người, tỷ lệ bệnh trở nặng có chiều hướng giảm và đối chiếu với tình hình giường bệnh, có các biện pháp ứng phó khi số ca bệnh đột ngột tăng trở lại, và liên tục triển khai xét nghiệm PCR cho người dân.
Còn ở Việt Nam, trong Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, GS. Nguyễn Anh Trí cho rằng không thể yêu cầu giãn cách quá dài, không thể đình đốn sản xuất của nhân dân mãi. Vì vậy, ông cho rằng cần cân nhắc thật thận trọng để đưa ra quy định hạn chế việc yêu cầu giãn cách.
Trong khuôn khổ buổi họp, Thủ tướng cũng cho rằng khi phát hiện 1 ca F0 thì chỉ nên phong tỏa ở diện hẹp nhất, hạn chế việc có một khu phố có ca nhiễm mà phong tỏa luôn cả xã cả phường. "Xã có một ca nhiễm mà phong tỏa luôn cả huyện".
Để hướng đến mục tiêu sống chung với Covid-19, Bộ Y tế hiện đang xây dựng lộ trình để TP.HCM và các tỉnh, thành phố giãn cách trở lại trạng thái bình thường mới. Dự thảo Hướng dẫn của Bộ Y tế gồm cả tiêu chí tĩnh và tiêu chí động, gồm: Tiêu chí kiểm soát dịch, tỉ lệ giường ICU, tỉ lệ tiêm vaccine, mức độ nguy cơ.
Bên cạnh đó, theo chỉ đạo mới nhất của Thường trực Thành ủy thành phố Hà Nội, việc cách ly y tế sẽ không còn ở diện rộng là cả 1 quận, 1 huyện, 1 xã hay 1 phường nữa mà chỉ áp dụng tại 63 điểm dịch và phải bám sát chỉ đạo của Thủ tướng và hướng dẫn của Bộ Y tế.