MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tự sự của người có nhiều bằng Đại học: Lấy được tấm bằng mới chỉ là bắt đầu, sau này đi làm, phát hiện ra đầu óc mình rỗng tuếch mới là điều đáng buồn nhất

20-02-2019 - 18:04 PM | Sống

Bằng cấp phụ vụ cho ước mơ và mục tiêu của bạn chứ không phải ngược lại, coi việc thi lấy hết tấm bằng này tới tấm bằng khác trở thành ước mơ và mục tiêu của bạn.

Mấy lần quay trở về trường đại học cũ, trò chuyện với các em sinh viên, thường nhận được các câu, đại loại: "Em học chuyên ngành quản lý nguồn nhân lực. Em muốn hỏi là có phải thi lấy bằng rồi sẽ có lợi hơn khi ra trường xin việc không? Bằng này có tác dụng lớn như thế nào ạ?"

Nói thật, tôi không hiểu lắm về tấm bằng đó, cũng không rõ "hàm lượng vàng" của tấm bằng là bao nhiêu. Câu hỏi này khiến tôi nghĩ đến một người bạn từng được gọi là "Anh biết tuốt", 32 tuổi, một người cuồng học lấy được 7 tấm bằng địa học, tám học vị trong vòng 16 năm và vẫn còn muốn học lên thạc sĩ. Anh biết tuốt nói anh ấy rất thích trường học, cảm thấy trường học tốt hơn trường đời, thế là cần mẫn học, trở thành, anh mọt sách.

Anh mọt sách cũng nói anh không thoát ly khỏi xã hội vì anh ấy vẫn kiếm tiền bằng cách cho thuê nhà để duy trì cuộc sống; anh cho rằng mình là người nắm cả hai tay, hai tay đèu rất chắc. Mỗi người đều có cách sống của mình, đối với Anh biết tuốt ấy, tôi không muốn nói tới quá nhiều.

Bằng cấp phụ vụ cho ước mơ và mục tiêu của bạn chứ không phải ngược lại, coi việc thi lấy hết tấm bằng này tới tấm bằng khác trở thành ước mơ và mục tiêu của bạn.

Tự sự của người có nhiều bằng Đại học: Lấy được tấm bằng mới chỉ là bắt đầu, sau này đi làm, phát hiện ra đầu óc mình rỗng tuếch mới là điều đáng buồn nhất - Ảnh 1.

Thực ra, cái gọi là bằng cấp, chứng chỉ có vẫn tốt hơn không, nhưng tuyệt đối không phải càng nhiều càng tốt. Trong tất cả những bằng cấp chứng chỉ ấy, tôi thấy chứng chỉ tiếng Anh là có ích nhất, đảm bảo nhất. Bởi vì nó sẵn đáp án hay luận văn để sao chép, dù có chương trình học phú của New Oriental, bạn vẫn cần phải học một lượng từ mới lớn trên cơ sở vô cùng thấu hiểu nội dung bài thì mới có thể thi đỗ. Mà sau khi thi lấy bằng hay chứng chỉ xong, bạn vẫn phải học và cập nhật tiếng Anh của mình. Còn đối với bằng cấp của những ngành nghề khác, nên lựa chọn thế nào?

Mọi người đều biết các ngành như kế toán, luật sư, bác sĩ đều cần có bằng cấp mới xin được việc. Nếu bạn quyết tâm làm những ngành này thì bạn phải vượt qua muôn vàn khó khăn để thi bằng của ngành ấy. Trong môi trường công sở thực tế, những bằng cấp không có tính ứng dụng có thể không thi.

Thường xuyên, có sinh viên đại học hỏi tôi: Làm Pr liệu cần thi lấy bằng Pr không? Câu hỏi này khiến một người làm Pr chuyên nghiệp như tôi rất kinh ngạc, bởi vì, tôi chưa bao giờ nghe nói trong số đồng nghiệp của mình, ai đó phải có bằng Pr mới vào công ty làm việc.

Do vậy, bạn phải chắc chắn bằng cấp, chứng chỉ nào mới là cần thiết cho công việc của mình. 

Bình thường, hãy cố gắng làm quen và tiếp xúc với những người làm ở ngành bạn đang theo học, thăm dò hỏi họ xem khi đi xin việc thì ngành này cần những văn bằng, chứng chỉ gì. Hoặc tìm một nhân viên đang làm ở cái ngành mà mình theo học xin tư vấn. Đối với sinh viên hay bất kỳ ai mà nói cũng là việc khó, nhưng nếu để ý quan sát tìm kiếm, bạn vẫn có thể tìm thấy rất nhiều trang web ngành nghề có tính chuyên nghiệp cao để kiểm tra thông tin bạn muốn biết hoặc muốn tìm hiểu.

Tôi từng biết nhiều bạn vốn học Trung văn, nhưng lại đi thi chứng chỉ tư pháp, học địa lý lại đòi đi thi chứng chỉ kế toán, rõ ràng là tự mình hành hạ mình.

"Đừng bao giờ cho rằng lấy được bằng rồi thì từ đó con đường quan lộ của bạn sẽ rộng mở thênh thang. Lấy được tấm bằng mới chỉ là bắt đầu thôi. Trong cuộc đời đi làm sau này, khi phát hiện ra đầu óc mình rỗng tuếch mới là điều đáng buồn nhất". 

Đó là chia sẻ rất thấm thía của người bạn tôi - sở hữu tới tận 5 bằng cấp, chứng chỉ. Anh bảo rằng, vì lúc mới ra trường chưa xin được việc, nên anh đăng kí học tiếp văn bằng 2 và các chứng chỉ liên quan. Anh học miết học mải mục đích chính là để tiêu sài thời gian chứ không phải nâng cao năng lực, mở rộng hiểu biết. Thành thử, bằng cấp cuối cùng anh chỉ để cất trong két sắt cho khỏi mất, chứ không thu thập thêm được nhiều kiến thức phục vụ cho công việc sau này.

Anh đi làm, bằng cấp chỉ làm đẹp hồ sơ, chứ thực tế vào làm việc, có lần anh chết lặng khi bị người sếp vỗ vai nói một câu: "Cậu nhiều bằng cấp như thế, mà làm việc còn nhiều vấn đề lắm. Không trau dồi sẽ bị bọn trẻ bỏ xa đấy!". Anh đang tụt hậu với chính mình và cuộc rượt đuổi của những người trẻ - có thể bằng cấp không phong phú, không chất chồng bằng anh, nhưng kinh nghiệm, kỹ năng và cách giải quyết công việc đang bứt phá, vượt anh đầy ngoạn mục.

Tự sự của người có nhiều bằng Đại học: Lấy được tấm bằng mới chỉ là bắt đầu, sau này đi làm, phát hiện ra đầu óc mình rỗng tuếch mới là điều đáng buồn nhất - Ảnh 2.

Tôi để ý, thấy quá trình thi cử của nhiều bạn trẻ bây giờ lắm lúc nước đến chân mới nhảy chứ không phải sự tích lũy lâu dài. Đi trên một con đường thênh thang nhưng mông lung vô định, không bằng bước từng bước chắc chắn trên con đường nhỏ, có giới hạn.

Thế nên bạn ạ, học gì, làm gì hãy tận lực với nó. Sở hữu tấm bằng đại học chỉ là một cột mốc ghi dấu sự kiện trong đời bạn, chứ không có giá trị quyết định cuộc đời sang - hèn, thành công - thất bại của bạn. Thứ quan trọng nhất, là bạn học được gì, làm được gì nhờ tấm bằng đại học hoặc những tấm bằng khác mà bản thân đang sở hữu.

Theo Du An

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên