Từ thành công của "đế chế" giày thể thao Nike, đây là 4 bài học mà ông chủ Phil Knight muốn gửi gắm đến các doanh nhân trẻ
Dường như Nike là cái tên quá quen thuộc với cả thế giới trong lĩnh vực thời trang thể thao. Tuy nhiên, không có quá nhiều người biết rõ con đường "đế chế" giày thể thao này được xậy dựng như thế nào và ai là người gây dựng nên nó như ngày hôm nay.
- 23-11-2019"Công thần khai quốc" của Facebook mất trắng 4255 tỷ vì 4 sai lầm thường thấy của dân công sở
- 23-11-201910 điều ai cũng có thể làm để quẳng gánh lo âu đi, không còn "sống mòn mỏi” nữa
- 23-11-2019Bài học quan trọng mà có người cả đời mới hiểu: Lấy nhu thắng cương, lấy ít thắng nhiều mới là đạo của kẻ mạnh, là đại trí tuệ của người thành công!
Phil Knight, từ một nhân viên kế toán đầy tiềm năng đã rời bỏ công việc của mình để theo đuổi giấc mơ thành lập công ty giày riêng là người đứng sau thương hiệu toàn cầu Nike. Dưới ngòi bút của mình trong cuốn hồi ký "Dog Shoe", ông đã ghi lại những tháng năm thăng trầm mà mình đã trải qua và để lại những bài học đắt giá tới những doanh nhân trẻ tuổi.
1. Hãy kết hợp những điều bạn thích với những điều thị trường cần
Một doanh nhân thành công là người có thể trả lời câu hỏi: Điểm mạnh của bạn là gì? Điều bạn đam mê ở đâu? Thị trường đang cần gì? và Làm thế nào bạn có thể kiếm tiền từ đó?
Knight là một người có thế mạnh về điều hành doanh nghiệp. Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã nhận thấy một khoảng trống trên thị trường và muốn trở thành một doanh nhân để lấp đầy khoảng trống đó: Nước Mỹ cần những đôi giày thể thao tốt hơn. Và thế là, ông đã thực hiện chuyến vòng quanh thế giới sau khi tốt nghiệp và dừng chân tại Nhật Bản. Tại đây, ông đã có những thỏa thuận với Tiger - một thương hiệu giày chạy hàng đầu ở "xứ sở hoa anh đào" và thực hiện quyền phân phối những đôi giày này tại miền tây nước Mỹ.
Mặc dù kế hoạch đưa những mẫu giày đầu tiên của Tiger đến với thị trường Mỹ không đạt được kết quả khả quan nhưng đây cũng chính là thời điểm Knight tìm được đối tác thực sự của mình và cho ra đời công ty giày chạy Blue Ribbon Sports (BRS), tiền thân của thương hiệu Nike bây giờ.
2. Lập nhóm với những người giỏi hơn
Một trong những quyết định thông minh nhất mà Knight thực hiện trong đời đó là hợp tác với huấn luyện viên của mình, Bill Bowerman. Bowerman được lưu danh trong lịch sử thể thao Mỹ như là một trong những huấn luyện viên vĩ đại nhất, đào tạo ra biết bao thế hệ nhân tài. Không những thế, ông còn sở hữu con mắt nhạy bén về cách tiếp cận kinh doanh giày thể thao cũng như có được những mối quan hệ tốt đẹp ở Portland - nơi ông đang sinh sống và làm việc lúc bấy giờ.
Trong những năm đầu điều hành công ty, Bowerman đã cho ra đời mẫu giày “Nike Cortez” trứ danh, và nó đã nhanh chóng trở thành mẫu giày thể thao bán chạy nhất thị trường trong thập niên 79. Thậm chí, đến tận ngày nay, mẫu Nike Cortez vẫn là mẫu thiết kế đạt doanh số bán chạy nhất mọi thời đại và là một biểu tượng bất diệt của hãng Nike.
3. Có niềm tin 100% bạn sẽ thực hiện được
Đam mê và niềm tin là chìa khóa quan trọng để thành công của mọi doanh nghiệp. Nếu không có niềm tin vững chắc vào ý tưởng của chính mình, bạn sẽ không thể bán chúng cho cả khách hàng cũng như nhà đầu tư.
Câu hỏi đầu tiên mà Knight nhận được khi trao đổi với CEO của hãng giày Tiger ở Nhật Bản đó là: "Này Knight, anh đang làm ở công ty nào rồi?" Đó quả thực là một câu trả lời khó khăn, nhất là khi khi đó ông chưa tạo dựng nên một công ty nào và vẫn còn chung sống với bố mẹ. Tuy nhiên, Knight đã có một niềm tin mãnh liệt rằng nước Mỹ cần những đôi giày thể thao tối ưu hơn về chất lượng, kiểu dáng cũng như giá thành.
Knight đã chứng kiến thị trường quê nhà bị xâm chiếm bởi những dòng máy ảnh Nhật Bản và ông nhận thấy rằng trường hợp tương tự sẽ xảy ra với những đôi giày thể thạo nhập khẩu. Chính vì thế, ông dùng hết tất cả đam mê để bắt đầu nên thương hiệu của riêng mình.
"Giấc mơ táo bạo được thực hiện khi bạn có can đảm để đối mặt với thất bại ở phía trước và hành động với một sự khẩn trương" - Phil Knight
4 . Đừng bán... tháo
Khi còn trẻ, Knight đã cố gắng bán những bộ sách bách khoa toàn thư của mình, thậm chí giao tận nơi đến những người muốn mua nhưng thất bại thảm hại. Sau đó, ông nhận ra rằng mình không thể bán chúng bởi những cuốn sách này rất nặng khi mang theo và bởi vì chính ông cũng coi đó là gánh nặng nên cũng chẳng ai mua chúng từ những lời rao bán của ông.
Nhiều năm sau, Knight lại lặp lại chu kỳ tương tự với những đôi giày của mình. Thương hiệu Blue Ribbon của ông khi đó vẫn chưa có gì nổi trội nên ông đã phải gặp từng chủ cửa hàng ở Tây Bắc Thái Bình Dương để thuyết phục họ nhập những đôi giày của mình về bán. Tuy nhiên, một lần nữa, tất cả những người mà Knight gặp đều chia sẻ rằng: "Thế giới không cần một loại giày chạy đua (track shoe) nữa đâu!"
Knight phải tìm cách khác. Ông đã nghĩ ra một ý tưởng mới. Thay vì đi mời chào trực tiếp các chủ hàng giày, ông đã tham dự các buổi gặp gỡ và các cuộc đua nhiều nhất có thể và yêu cầu các vận động viên, huấn luyện viên, thậm chí là người hâm mộ mang chúng và cảm nhận liệu đôi giày của ông có tốt hơn đôi giày Adidas hay không. Thực tế, Adidas được coi là thương hiệu số 1 trong thị trường giày thể thao tại thời điểm đó. Và thử đoán xem? Họ yêu thích những đôi giày của Knight và ông đã nhận được những đơn hàng khổng lồ.
Không chỉ Knight, những ông trùm kinh doanh đều hiểu rằng để thành công, trước tiên bạn phải yêu sản phẩm của chính mình, hoặc ít nhất bạn phải tin rằng nó có giá trị cho người sử dụng. Vì thế, bạn càng có nhiều đam mệ thì doanh số bán hàng của bạn sẽ càng cao.
Tham khảo Addicted2Success