MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ thực tế chi tiêu của bản thân, tôi cay đắng nhận ra: Đời người khổ nhất là khi còn sống sờ sờ nhưng tiền lại chẳng thấy đâu

01-11-2018 - 08:54 AM | Sống

Warren Buffett từng khuyên người trẻ: "nếu muốn tiết kiệm thì hãy làm càng sớm càng tốt", ngẫm ra chẳng sai tí nào...

Hôm qua có gặp cậu bạn, cậu ta ca thán với tôi rằng vẫn chưa đến cuối tháng mà tiền lương đã tiêu hết lúc nào rồi. Gay go hơn là sắp tới là mùa cưới, nào là bạn đại học rồi đồng nghiệp cưới.

Còn nhớ câu đời người khổ nhất là khi người còn sống sờ sờ ra nhưng tiền lại chẳng thấy đâu…

Đúng vậy, lúc có tiền cảm thấy tiền chẳng quan trọng đến vậy, nhưng đến lúc thực sự cần dùng gấp mới thấy hối hận.

Warren Buffett từng nói: tiết kiệm tiền sớm một chút, đầu tư đúng lúc mới là việc mà người trẻ nên làm.

Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn câu chuyện của chính tôi, đồng thời cũng muốn nói với các bạn rằng, nếu không có việc gì thì hãy tiết kiệm tiền nhiều một chút.

Từ thực tế chi tiêu của bản thân, tôi cay đắng nhận ra: Đời người khổ nhất là khi còn sống sờ sờ nhưng tiền lại chẳng thấy đâu - Ảnh 1.

Tôi, lúc vừa tốt nghiệp cũng giống như nhiều người, là một người khá hoang phí. Mỗi tháng đến ngày phát lương, ngoài các khoản bắt buộc phải chi như tiền nhà, tiền điện nước, số tiền còn lại tôi tiêu tốn rất nhiều vào việc mua sắm online.

Mỗi lần ba mẹ nhắc tôi tiết kiệm tôi lại đáp rằng "mỗi lần phát lương lại phải trả biết bao thứ tiền, hơn nữa tiền làm ra là để tiêu mà mẹ, tiết kiệm biết bao nhiêu mới là đủ."

Lúc đầu tôi cứ nghĩ mình sẽ vẫn cứ sống như vậy, nhưng không ngờ nửa năm sau tôi đã thay đổi cách suy nghĩ.

Lúc đó, thị trường mà công ty tôi đang làm việc không được thuận lợi cho lắm nên tôi luôn nghĩ tới việc đổi một công việc khác. Nhưng nghĩ đến tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền ăn ngày 3 bữa… nên tôi vẫn nhẫn nhịn, cố gắng làm việc. Không lâu sau, công ty bị phá sản.

Chẳng còn cách nào khác, tôi bắt buộc phải đi tìm một công việc mới. Lúc tìm việc, vốn dĩ cứ nghĩ là sẽ tìm thật nghiêm túc, suy xét thật cẩn thận, nhưng ngày trả tiền thuê nhà lại sắp đến gần rồi, thế nên tôi lúc đó tôi đành phải chọn một công việc mà tôi không thích lắm để làm.

Lúc đó tôi phát hiện ra rằng, xã hội sẽ không vì câu nói "tôi hết tiền" của bạn mà mở ra cho bạn một lối khác, vận mệnh cũng không vì câu nói "tôi rất nghèo" của bạn mà mở lòng từ bi. Chính bởi vì không có tiền nên lựa chọn của tôi mới bị giới hạn như vậy.

Cũng chính là vào lúc này, tôi mới nhận ra tiết kiệm tiền quan trọng đến nhường nào. Ít nhất thì lúc bạn cần tiền gấp, nó cũng sẽ mở ra cho bạn một con đường khác.

Từ thực tế chi tiêu của bản thân, tôi cay đắng nhận ra: Đời người khổ nhất là khi còn sống sờ sờ nhưng tiền lại chẳng thấy đâu - Ảnh 2.

Có mục tiêu rồi, tôi bắt đầu hành động, để tiết kiệm tiền, tôi chia làm hai việc sau:

Thứ nhất là tôi bắt đầu ghi chép lại chi tiêu. Trước đó, mỗi lần mua gì tôi đều không có ghi chép lại, cứ nghĩ có tiền thì mua trước rồi tháng sau lại bù vào sau, đến lúc gần hết tiền rồi mới ngồi nhớ lại xem mình đã tiêu vào những cái gì, nhưng đến lúc đó thì chẳng còn nhớ rõ ràng là mình tiêu lặt vặt ra sao nữa, thành ra âm bao nhiêu tiền cũng không biết nguyên nhân do đâu. Nhưng tập ghi chép lại chi tiêu được một thời gian, tôi nhận ra mình nắm rất rõ tình hình tài chính của bản thân. Phát triển tới mức có thể dựa vào thu chi mà làm dự toán, lên kế hoạch và khống chế chi tiêu. Từ đó tôi đã hình thành được thói quen chi tiêu tốt hơn.

Thứ hai là tiết kiệm cưỡng chế. Đối với một người mới bắt đầu tiết kiệm mà nói, muốn tiết kiệm được quả là chuyện không dễ dàng. Tôi đã thất bại khá nhiều lần, và sau đó quyết định vẫn là gửi tiết kiệm theo thời hạn ở ngân hàng.

Mặc dù lãi suất không cao nhưng mỗi tháng tôi vẫn tiết kiệm được 2 triệu, một năm sau, tôi thực sự đã thành công tiết kiệm được 24 triệu.

Từ thực tế chi tiêu của bản thân, tôi cay đắng nhận ra: Đời người khổ nhất là khi còn sống sờ sờ nhưng tiền lại chẳng thấy đâu - Ảnh 3.

Nói đến đây, tôi giới thiệu cho mọi người 2 cách tiết kiệm tiền.

Cách thứ nhất, phương pháp 52 tuần, người tiết kiệm bắt buộc phải trong vòng 52 tuần gửi tiền định kì tăng dần hoặc giảm dần, phải tiết kiệm đủ 52 tuần.

Thứ 2 là phương pháp 365 ngày. Ngày đầu tiên tiết kiệm 10 nghìn, ngày thứ 2 tiết kiệm 20 nghìn, ngày thứ 3 tiết kiệm 30 nghìn, cứ như vậy 365 ngày bạn sẽ tiết kiệm được hơn 3 triệu rồi. Tùy vào khả năng kinh tế mà mỗi người có thể tăng số tiền tiết kiệm mỗi ngày lên.

Khi tiết kiệm tiền, nhất định phải niệm cho mình câu thần chú "tiết kiệm trước tiêu sau", như vậy bạn mới có thể tiết kiệm được tiền. Ngoài ra, tìm ra một phương pháp tiết kiệm phù hợp với mình cũng rất quan trọng. Quá trình tiết kiệm cũng không phải là dễ dàng, dẫu sao thì nếu chỉ ăn một miếng cơm thì cũng không mập lên ngay được, vì vậy, một khi đã hạ quyết tâm thì kiên trì được hay không mới là mấu chốt.

Hãy nhớ, mặc dù tiết kiệm chưa chắc đã có thể giúp bạn trở thành ông nọ bà kia nhưng quan trọng nhất là nó có thể giúp đỡ bạn vào lúc cấp bách, cho bạn một đường lui, giống như trường hợp của tôi vậy, nếu có tiền thì ít nhất bạn cũng vẫn có thể thư thả một chút để tìm được công việc phù hợp với mình thích.

Ngoài ra, tiết kiệm tiền không có nghĩa là bạn phải làm giảm hoàn toàn chất lượng cuộc sống của mình, không phải nói bạn nhịn cái này nhịn cái kia, suốt ngày chỉ chăm chăm tiết kiệm mà quan trọng là chi tiêu hợp lý, biết cái gì nên và không nên. Tiết kiệm theo khả năng kinh tế của mình, đừng thấy người ta tiết kiệm nhiều mình cũng làm theo trong khi đồng lương của mình không bằng người ta.

Cuối cùng, tôi hi vọng bạn sẽ có đủ tiền để sống một cuộc sống mà bạn luôn mong ước.

Theo Như Quỳnh

Trí thức trẻ

Trở lên trên