Từ trẻ mồ côi, phải đi làm lao công đến ông chủ đế chế 6,7 tỷ USD nhờ ‘khách sạn tình yêu’
Vào năm 2004, luật chống mại dâm tại Hàn Quốc được thông qua đã đe dọa xóa sổ toàn ngành khách sạn tình yêu, thế nhưng một vị lao công ngoài 20 tuổi khi đó đã tạo nên một cuộc cách mạng cứu cả mảng kinh doanh này.
- 07-09-2022Cặp vợ chồng U90 dành hơn nửa thế kỉ chỉ để nhận nuôi 600 trẻ em mồ côi
- 24-08-2022Gặp đội lân của những đứa trẻ mồ côi, trẻ lang thang giữa Sài Gòn
- 28-07-2022Mối nhân duyên diệu kỳ giữa vợ chồng danh ca người Pháp và 2 cô bé con nuôi gốc Việt: Sau 14 năm, cuộc đời những đứa trẻ mồ côi đã hoàn toàn đổi khác
Khách sạn tình yêu là một thứ khá phổ biến ở Hàn Quốc, du nhập từ Nhật Bản vào cuối thập niên 1980. Chúng có hình thức kinh doanh khá tương tự như nhà nghỉ khi khách thuê theo giờ, còn hình thức trang trí bên trong lại mang phong cách gợi tình.
Mảng kinh doanh này vốn nhận được vô số những tranh cãi khi là nơi diễn ra nhiều hoạt động bất hợp pháp như mại dâm, hoặc là địa điểm lý tưởng cho các cuộc ngoại tình.
Cơ hội không ai nhìn ra
Lee Su Jin là một cậu bé mồ côi từ nhỏ, được nhận nuôi và bắt đầu sự nghiệp với nghề lao công khách sạn khi mới 23 tuổi. Tại thời điểm đó, anh Lee chỉ muốn có một chỗ nghỉ miễn phí và một mức lương ổn định.
“Tôi nghĩ đó là những trải nghiệm cực kỳ hữu ích để giúp cậu ấy hiểu sâu hơn về ngành khách sạn”, CEO Kim Jong Yoon của Yanolja kể lại.
Nhà sáng lập Lee Su Jin của Yanolja
Sau khi luật chống mại dâm được thông qua năm 2004, toàn bộ ngành khách sạn tình yêu đứng trước nguy cơ thoái trào thì Lee lại thấy đây là cơ hội. Nhà khởi nghiệp trẻ này bắt đầu xây dựng một nền tảng quảng cáo trực tuyến để giúp các chủ khách sạn tình yêu thu hút thêm khách hàng mới, sau đó thành lập nên startup Yanolja vào năm 2007 tại thủ đô Seoul, chuyên nhận đặt phòng khách sạn.
Theo hãng tin Bloomberg, Lee đã tận dụng mối quan hệ quen biết với một nhà cung cấp giấy vệ sinh và các ông chủ khách sạn tình yêu để xây dựng nên Yanolja.
Tại Hàn Quốc, việc con cái sống cùng bố mẹ đến trước khi kết hôn là điều khá phổ biến, nhất là trong bối cảnh giá bất động sản tại nhiều thành phố lớn cao ngất ngưởng. Hệ quả là các cặp đôi thường hẹn hò và đến khách sạn quan hệ để tránh những cặp mắt dòm ngó từ gia đình và người quen.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ của văn hóa Hàn Quốc cũng biến nơi đây trở thành một trong những thị trường du lịch hấp dẫn Châu Á.
“Cậu ấy (Lee) đã nghĩ rằng tại sao cơ hội lớn như thế này mà chẳng ai chịu hiểu”, CEO Kim cho biết.
Với tầm nhìn chiến lược nhắm đến đối tượng cặp đôi trẻ và khách du lịch ngắn ngày, Lee đã tạo nên một cuộc cách mạng trong mảng khách sạn tình yêu, nơi vốn từng chỉ là nơi trú ẩn của hoạt động bán dâm cùng nhiều tệ nạn khác. Chính nhà sáng lập này đã thực hiện một cuộc cải cách cả về phong cách vận hành, tiếp tân lẫn đặt phòng nhằm thay đổi cái nhìn cố hữu của mọi người về khách sạn tình yêu.
Kỳ lân Hàn Quốc
Sự kiên trì cũng như tầm nhìn của Lee đã đem lại sự giàu có.
Sau khi Yanolja trở thành một trong những trang đặt phòng khách sạn có tiếng ở Hàn Quốc, Lee bắt đầu mở rộng ra các khách sạn thường và nhà nghỉ, thậm chí mở cả chuỗi khách sạn của riêng mình.
Tính đến tháng 12/2022, nền tảng này đã có mức tăng trưởng 70%/năm với hơn 20.000 đối tác trên toàn Hàn Quốc, tương đương một nửa lượng khách sạn và nhà nghỉ đăng ký hoạt động của quốc gia này. Tổng doanh thu thường niên của Yanolja cũng vượt 3,6 tỷ USD.
Startup này thu lợi nhuận phần lón từ khoản phí đặt phòng khách sạn, cũng như phí quảng cáo nếu như bất kỳ hãng du lịch, khách sạn nào muốn quảng bá trên nền tảng của Yanolja. Ngoài ra, Lee còn mở rộng hoạt động hệ thống quản lý, giúp các khách sạn điều hành mảng tiếp tân, phát triển phân tích dữ liệu để định hướng hành vi, xu thế của khách hàng...
Tốc độ tăng trưởng tốt của Yanolja đã thu hút khá nhiều nhà đầu tư. Cho đến cuối năm 2022, startup này đã gọi vốn thành công 242 triệu USD từ những tên tuổi lớn như GIC, Booking Holding...Đối tác lớn nhất của Yanolja là Vision Fund 2 của Softbank, đế chế của tỷ phú Masayoshi Son khi họ mua lại 25,23% cổ phần của hãng vào năm 2021 với giá 1,7 tỷ USD, đồng thời ước tính startup này có tổng giá trị vào khoảng 6,7 tỷ USD.
Với khoản đầu tư trên, tờ Forbes ước tính Lee và gia đình đang nắm giữ số cổ phần có tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD.
“Tôi nghĩ rằng lý do khiến chúng tôi trở thành kỳ lân ở Hàn Quốc là do Yanlja là trang web đặt phòng khách sạn số 1 toàn quốc. Thế nhưng đây mới chỉ là khởi đầu, mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là trở thành số 1 thế giới”, CEO Kim kỳ vọng.
Với tệp dữ liệu khách hàng lớn, Yanolja hiện đang mở rộng sang mảng điện toán đám mây, phát triển phần mềm để khách hàng tự kiểm tra qua trình đặt phòng, tìm kiếm xu hướng, nhu cầu giới trẻ, đồng thời mở rộng sang mảng nhà hàng, phương tiện vận chuyển...
Ngoài ra, yếu tố dịch bệnh cũng giúp Yanolja bùng nổ mạnh ở Hàn Quốc khi việc hạn chế tiếp xúc trở thành điểm mạnh của ứng dụng này lúc đặt phòng.
Theo Forbes, nhà sáng lập Lee của Yanolja đang trở thành một trong những tỷ phú tự thân ngày càng nổi tiếng ở Hàn Quốc, nơi mà các tập đoàn gia đình trị (Chaebol) đang thống trị nền kinh tế. Việc một cậu bé mồ côi được nhân nuôi, phải đi làm lao công khách sạn trở thành tỷ phú, cứu cả một ngành kinh tế đã tạo nên được nguồn cảm hứng rất lớn cho giới trẻ.
*Nguồn: CNBC, Forbes
Nhịp sống thị trường