Từ việc Trường Marie Curie thu phí nghỉ trưa của học sinh: Nhiều điều rất đáng suy ngẫm...
Việc của các thầy cô là giảng dạy. Nhưng chính những thứ mà người ta nhân danh 'cơ chế' đã bắt các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô quản lý, phải tìm giải pháp cho bài toán chi phí đang bị bỏ mặc...
- 06-10-2022Sự thật về khoản thu tiền nghỉ trưa của Trường THPT Marie Curie TP HCM
- 17-03-2020Giữa bão Covid-19, hiệu trưởng trường Marie Curie tại HN tuyên bố vẫn trả 100% lương cho giáo viên dù trường đóng cửa từ tháng 2
- 14-05-2019Dự thảo Luật gây hiểu nhầm do một dấu chấm phẩy khiến hiệu trường Marie Curie đòi nhảy lầu sẽ được sửa đổi
- 10-05-2019Hiệu trưởng trường Marie Curie: E ngại bị tước quyền, 'doạ' nhảy cầu
Hôm nay, đọc báo thấy tin Trường THPT Marie Curie, quận 3, TP.HCM thu phí nghỉ trưa của học sinh với mức 15.000 đồng/buổi. Những tin kiểu này cứ vào mùa khai trường lại xuất hiện dày đặc.
Nhìn từ phía chi phí (sản xuất), việc thu phí nghỉ trưa của Trường THPT Marie Curie có nhiều thứ đáng suy ngẫm.
Thứ nhất, việc nghỉ trưa của học trò đòi hỏi một khoản chi phí nhất định. Chi phí đó, về cơ bản sẽ bao gồm hai khoản sau đây:
Chi phí này tùy vào việc vụng hay khéo mà có thể cao hay thấp, nhưng về bản chất nó là những chi phí không thể phủ nhận. Vấn đề nếu cần bàn chính là các khoản chi này được phân bổ vào đâu? Trong học phí của các em đã bao gồm khoản chi phí này chưa? Tôi không có đủ thông tin về cấu thành của học phí, nhưng nhìn từ khía cạnh logic, có vẻ học phí chưa bao gồm chi phí cho việc nghỉ trưa của các em.
Thứ hai, nếu học phí không bao gồm chi phí ngủ trưa, thì vấn đề cần phải trả lời đó là: có tổ chức ngủ trưa cho các em hay không? Trả lời cho câu hỏi này có hai kết quả sau đây:
Khi đã vi phân ra đến mức này, tôi tin vấn đề ngủ trưa là một lựa chọn đạo đức và trách nhiệm. Tôi ủng hộ việc Trường THPT Marie Curie tổ chức ngủ trưa cho các em. Nó giải quyết được vấn đề an toàn của các em trong khoảng thời gian trống giữa buổi học sáng và buổi học chiều, nó giải quyết vấn đề các em phải di chuyển về nhà và các em có thời gian nghỉ ngơi, nó giải quyết cho các phụ huynh vấn đề dành ra quỹ thời gian hoặc nguồn lực để đưa đón các em.
Một sai lầm về tư duy khi đề cập vấn đề này: nghèo! Chúng ta hay dân túy khi lấy lý do này. Đại loại như: nhà tôi khó khăn, không thể thanh toán, con tôi bị thiệt thòi với chúng bạn, phải lang thang sân trường trong những ngày mưa…
Một mặt tôi chia sẻ với các phụ huynh nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy. Sự thua thiệt nếu có là đáng chua xót. Nhưng mặt khác, chúng ta không thể đổ sự phẫn nộ ấy lên các thầy cô và/hoặc nhà trường. Tôi tin là các thầy cô không ai muốn nhìn học trò của mình lang thang buổi trưa ngoài mưa, nắng.
Nhưng như đã nói, chi phí cho việc này ai trả? Tôi cho trong trường hợp này, cơ quan quản lý chưa công bằng với các trường. Kết quả là các thầy cô đối diện và nhận lãnh mọi phẫn nộ từ công chúng. Việc của các thầy cô là giảng dạy. Nhưng chính những thứ mà người ta nhân danh "cơ chế" đã bắt các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô quản lý, phải tìm giải pháp cho bài toán chi phí đang bị bỏ mặc kia.
Cơ quan nhà nước có thể lãng quên vấn đề chi phí cho các em, nhưng ban giám hiệu của các trường phải đối diện với những hóa đơn từ điện lực, từ các nhà cung cấp và lương tháng cho thầy cô.
Chuyện của Trường THPT Marie Curie không phải là chuyện cá biệt. Và tôi tin rằng hiện tượng này sẽ còn xuất hiện ở những năm tới dưới cách này hay cách khác.
Chúng ta, những người Việt Nam vẫn tự hào về việc chúng ta là một quốc gia tôn sư trọng đạo, và rằng nghề giáo là nghề cao quý. Nhưng thực tế thì những gì giáo viên nhận được chua chát hơn nhiều.
Một mức lương khiêm tốn cộng với những công kích liên tục từ công luận, giám sát của camera, đe dọa từ phụ huynh, liệu người ta có động cơ để tiếp tục theo nghề này?
Lựa chọn của thị trường rất đơn giản. 16.000 giáo viên bỏ việc trong năm 2022 chính là lựa chọn chua xót nhưng rất hợp quy luật vậy...
Tuổi trẻ