Từ vụ việc tử vong do truyền dịch, đây là khuyến cáo từ chuyên gia mà bạn không nên bỏ qua
Cái chết của cháu N.G.B. 22 tháng tuổi, ngụ tại thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội mới đây do liên quan đến việc truyền dịch khiến nhiều người hết sức bàng hoàng.
- 19-10-2018Chuyên gia đầu ngành thận: Nên giữ mồm giữ miệng, đừng mắc sai lầm này khi ăn kẻo suy thận
- 19-10-2018Nghiên cứu: Xạ trị ung thư sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp một loại thuốc giãn cơ 150 năm tuổi
Truyền dịch tại phòng khám tư khiến một bé trai tử vong làm nhiều người phát hoảng
Cái chết của cháu N.G.B. 22 tháng tuổi, ngụ tại thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội mới đây do liên quan đến việc truyền dịch khiến nhiều người hết sức bàng hoàng. Theo đó, chiều 15/10, bệnh nhi được bố mẹ đưa đến Phòng khám chuyên khoa Nội của bác sĩ Cúc để khám với các dấu hiệu ho, sốt.
Bác sĩ Cúc kê đơn điều trị bằng thuốc tại nhà cho cháu bé. Chiều hôm sau, bệnh không đỡ kèm theo tiêu chảy nên gia đình đưa bé đến phòng khám để khám lại. Bệnh nhi được bác sĩ Cúc khám và trực tiếp truyền dịch Ringer lactat. Truyền dịch được khoảng 15 phút thì bệnh nhi có biểu hiện tím tái. Bác sĩ Cúc lập tức rút kim truyền và cùng gia đình đưa bé vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu.
Cái chết của cháu N.G.B. 22 tháng tuổi, ngụ tại thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội mới đây do liên quan đến việc truyền dịch khiến nhiều người hết sức bàng hoàng.
Khi đến Bệnh viện Đức Giang, bé đã ngừng thở, ngừng tim, không đo được mạch, huyết áp, đồng tử giãn không phản xạ ánh sáng. Sau hơn 30 phút cấp cứu không có kết quả, bệnh nhi được chẩn đoán tử vong ngoại viện.
Tối 17/10, Sở Y tế Hà Nội báo cáo đã rà soát giấy phép hoạt động của phòng khám. Theo đó phòng khám được Sở cấp phép hoạt động năm 2012, có 2 nhân sự là bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phòng khám và y sĩ Đinh Thị Hằng Nga là nhân viên hợp đồng. Để phục vụ điều tra vụ việc, Sở Y tế Hà Nội hiện đã quyết định đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám này.
Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tích cực điều tra để làm rõ nguyên nhân nhưng đây quả thực là bài học đắt giá, xót lòng cho những người chưa tìm hiểu kỹ càng, đụng một cái là tìm đến truyền dịch. Mới tháng trước, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cũng mới đưa tin một phụ nữ 56 tuổi ở Hải Dương mệt mỏi trong người nên ra tiệm thuốc mua một chai dịch về nhà nhờ người truyền hộ. 10 phút sau khi truyền dịch, bà Bai cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run đến nỗi phải nhập viện cấp cứu.
Có rất nhiều vụ tự truyền dịch tại nhà dẫn đến nguy hiểm tính mạng, thậm chí khiến nạn nhân tử vong.
Nhiều năm trước cũng có rất nhiều vụ tự truyền dịch tại nhà dẫn đến nguy hiểm tính mạng, thậm chí khiến nạn nhân tử vong. Vào năm 2014, bệnh nhân Nguyễn Thị Hồng Ngọc (23 tuổi, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An) đã tử vong sau 50 ngày cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai. Trước đó, đầu năm 2014, bệnh nhân Võ Văn Dự (26 tuổi, ngụ xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau) cũng đã tử vong ngay sau khi được truyền nước biển vào người. Cụ thể, sau khi truyền nước được vài phút, anh Dự bị sốc và chết ngay tại chỗ.
Hơi một tý là truyền dịch, bệnh nhân dễ chết bất đắc kỳ tử!
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), việc tự truyền dịch khi không rõ mình đang mắc bệnh lý cụ thể ra sao, chỉ là do mệt mỏi… vô cùng nguy hiểm. Không phải loại bệnh nào cũng được phép truyền dịch. Để truyền dịch, bác sĩ cần căn cứ vào loại bệnh và tình trạng cấp cứu để chỉ định cụ thể cho bệnh nhân loại dịch truyền phù hợp.
Việc tự truyền dịch khi không rõ mình đang mắc bệnh lý cụ thể ra sao, chỉ là do mệt mỏi… vô cùng nguy hiểm.
Với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến như nhiễm trùng hoặc việc đưa vào cơ thể một lượng nước lớn sẽ có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận… Dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không chịu như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc…
"Truyền dịch được thực hiện cho người mắc bệnh nặng cần cấp cứu hoặc người không thể uống thuốc. Nhưng dùng loại dịch truyền nào cũng phải tùy vào từng trường hợp cụ thể, liều lượng truyền phải cân nhắc, tính toán cho từng trường hợp cụ thể. Hơn thế là phải có sự theo dõi của bác sĩ", BS Nguyễn Trung Cấp nói.
Trong các biện pháp chữa bệnh, tiêm truyền là biện pháp kỹ thuật rất dễ xảy ra các tai biến bao gồm cả dị ứng và các phản ứng khác nhau của thuốc. Tai biến thường xảy ra nhanh, ngay cả khi đang trong quá trình tiêm truyền, thậm chí đã có trường hợp tử vong.
Chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp…, người bệnh không thể ăn, uống được.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết thêm, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp…, người bệnh không thể ăn, uống được. Những bệnh nhẹ không nên truyền dịch. Trước khi truyền dịch, bệnh nhân cũng cần phải khám tim, phổi, đo mạch… để kiểm tra sức khỏe tổng thể.
Các chuyên gia cùng khuyến cáo, bên cạnh việc tự truyền dịch tại nhà, rất nhiều người cũng đến tiêm truyền tại những nơi không phải cơ sở y tế, dẫn đến những nguy hiểm tính mạng chẳng kém. Rất có thể bạn sẽ gặp phải người tiêm không có chuyên môn, dùng thuốc không đúng, thuốc không an toàn, nguy cơ gặp tai biến cao hơn rất nhiều.
Do đó, bất cứ ai cũng không nên tự truyền dịch tại nhà hoặc tại những cơ sở không đảm bảo. Không được tự tiêm truyền ở nhà, tại những nơi không phải cơ sở y tế, đặc biệt kể cả nhân viên y tế cũng không được tự tiêm truyền ở nhà. Việc truyền dịch nhất thiết phải được bác sĩ chỉ định và thực hiện ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện xử lý khi xảy ra tai biến.
Helino