MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống "thoi thóp" giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực

11-08-2021 - 13:11 PM | Sống

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống "thoi thóp" giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực

Ngay cả giới thượng lưu ở Li-băng cũng không thể trốn tránh thực tại khốc liệt khi nền kinh tế cứ tiếp tục chìm sâu trong suy thoái.

Từ những bữa tiệc xa hoa, thác loạn...

"Nếu hỏi bất kỳ ai rằng họ biết gì về Li-băng, họ sẽ trả lời: chiến tranh, xung đột và rắc rối", nhiếp ảnh gia Anna Bosch nói. Thế nhưng, cô đã thay đổi suy nghĩ này khi đến vùng đất được mệnh danh là giàu có như Dubai này vào năm 2018.

Hầu hết các nhà báo từng đến thủ đô Beirut sẽ miêu tả thành phố này theo 2 cách: "Paris của Trung Đông" - nơi những tòa nhà cổ tích còn mang đầy vết sẹo chiến tranh, hoặc thủ đô hoa lệ, "quá Tây" so với phần còn lại của thế giới Ả-rập.

Trong giai đoạn thập niên 50-70, Li-băng từng là trung tâm tài chính, ngân hàng, là trạm trung chuyển và điểm đến của giới thượng lưu tại Trung Đông lẫn châu Âu. Do đó, số lượng người giàu tuy chỉ chiếm 1% dân số của quốc gia này, nhưng hưởng thụ một cuộc sống xa hoa khiến ngay cả phương Tây cũng phải lóa mắt.

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống thoi thóp giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực - Ảnh 1.

Nhà Torbay - một trong những gia tộc thượng lưu ở Li-băng - tiếp đón các cán bộ thuộc Phòng Thương mại Syria tại nhà riêng. (Ảnh: Anna Bosch)

Theo báo cáo chung của Bộ Tài chính Li-băng và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, ở quốc gia này, thu nhập của 2% dân số top đầu bằng với thu nhập của 60% dân số dưới đáy xã hội.

Giới nhà giàu Li-băng chiếm 1% dân số nhưng lại sở hữu 25% thu nhập quốc dân. Ngay cả những nơi mà bất công xã hội đang ngày càng gia tăng như Mỹ và Pháp, nhóm 1% cũng chỉ lần lượt chiếm khoảng 19% và 11% tổng thu nhập quốc dân.

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống thoi thóp giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực - Ảnh 2.

Căn phòng sang chảnh của tiểu thư nhà Sursock Cochrane tại lâu đài của gia đình ở Beirut (Ảnh: Anna Bosch)

Suốt thời gian ở Li-băng, Bosch đã có cơ hội tiếp xúc với những gia đình danh giá nhất Li-băng. Trong chuyến đi đầu tiên, cô được giới thiệu với Vivian Edde - một nhân vật khá có vai vế trong giới thượng lưu, hiện đang là phóng viên cho một tạp chí về đời sống.

Edde đã mời Bosch và một người bạn tham gia hai bữa tiệc vô cùng xa hoa. Một trong số đó thật ra chỉ là lễ khai trương một cửa hàng đồ lót cao cấp.

"Lúc đó, chúng tôi sốc vô cùng", nữ nhiếp ảnh gia nhớ lại. "Giờ thì tôi đã quá quen với những bữa tiệc ở Li-băng vì được mời đến quá nhiều."

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống thoi thóp giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực - Ảnh 3.

Những vị tiểu thư giàu có đi trượt tuyệt ở Faraya - khu nghỉ dưỡng nổi tiếng dành riêng cho giới thượng lưu. (Ảnh: Anna Bosch)

Bosch cho biết, cô không thể quên nổi cảnh tượng thác loạn nằm ngoài sức tưởng tượng của mình. Bữa tiệc không thiếu những cô gái trẻ mặc váy ngắn hở ngực - điều rất hiếm thấy ở một quốc gia Trung Đông.

Sau đó, Bosch được mời tới dinh thự của không ít nhân vật sừng sỏ: Roger Edde - một nhà đầu tư bất động sản, tài phiệt kinh doanh và một chính trị gia uy tín, quý bà Yvonne Sursock Cochrane - hậu duệ của 1 trong 7 dòng dõi quý tộc còn sót lại của Li-băng, Rani Zakhem - nhà thiết kế thời trang haute couture nổi tiếng,...

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống thoi thóp giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực - Ảnh 4.

Tài phiệt Roger Edde bơi hàng ngày trong resort của mình ở gần Byblos, Li-băng. (Ảnh: Anna Bosch)

Theo Bosch, dù Li-băng thường xuyên xuất hiện trên báo chí với những câu chuyện về khủng hoảng rác thải, dân số tị nạn và cuộc đụng độ đẫm máu, người giàu ở nước này vẫn bình thản sống mà chẳng mảy may bận tâm đến những thiếu sót của quốc gia.

Họ luôn có câu cửa miệng: "Chúng ta không biết ngày mai xảy ra chuyện gì, nên cứ sống hết mình cho ngày hôm nay và vui chơi thoải mái đi".

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống thoi thóp giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực - Ảnh 5.

Buổi tiệc suhur, - bữa ăn cuối cùng trước tháng Ramadan - được tổ chức tại Khách sạn Mövenpick Beirut. (Ảnh:.Anna Bosch)

… đến những viên thuốc, bình xăng phải giành giật để mua

Thế nhưng, khi Li-băng rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng vào năm 2019, ngay cả giới thượng lưu cũng không còn miễn nhiễm với thực tế cuộc sống. Dịch Covid-19 đầu năm 2020 như cú đấm chí mạng vào nền kinh tế thoi thóp của nước này.

Lạm phát tăng cao, đẩy hơn một nửa dân số Li-băng rơi vào cảnh nghèo đói. Ngân hàng không cho người giàu rút tiền hoặc giao dịch ngoại tế nhằm tránh nguy cơ thoái vốn tiền gửi. Lúc này, tiền chỉ là những dãy số vô nghĩa nằm im trên hệ thống máy tính của ngân hàng. Họ có tiền nhưng không thể tiêu, cũng chẳng thể ra nước ngoài du lịch vì bệnh dịch.

Một số may mắn hơn, có quen biết với các chính trị gia hoặc dùng luật ngầm, tìm mọi cách để cứu lấy số tiền tiết kiệm của mình trong ngân hàng, sau đó gửi ra nước ngoài. Một quản lý cấp cao cho biết, chuyện này xảy ra thường xuyên ở hầu hết các ngân hàng, khiến các nhân viên vô cùng áp lực.

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống thoi thóp giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực - Ảnh 6.

Người giàu cũng khó lòng thưởng thức những món ăn sang chảnh như ngày xưa, khi mà các nhà hàng thiếu trầm trọng nguyên liệu. Một nhà hàng nổi tiếng ở Badaro - khu phố sầm uất được ví như "Brooklyn của Beirut" - đã phải bỏ món sandwich bò nướng nấm truffle ra khỏi thực đơn vì không có ngoại tệ để mua thực phẩm từ nước ngoài.

Họ cũng phải xếp hàng dài để chờ mua xăng, khi nguồn cung nhiên liệu đang ngày càng thiếu hụt. Cảnh sát - những người có mức lương hiện tại chỉ vỏn vẹn 100 USD/tháng - cũng không thể ngăn đám đông thiếu kiên nhẫn đánh nhau để giành chỗ.

Thuốc men cũng là một thứ ngay cả người giàu cũng khó tiếp cận lúc này. Một số bệnh nhân ung thư đã phải tự mình mua thuốc điều trị từ nước ngoài, khi nguồn cung trong nước đang bị gián đoạn.

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống thoi thóp giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực - Ảnh 7.

Một trạm xăng ở Li-băng năm 2019 (Ảnh:Reuters)

Người giàu gốc Li-băng sống xa quê - những người thường xuyên tài trợ cho nền kinh tế Li-băng thông qua việc chuyển tiền về cho gia đình hoặc gửi tiền tại các ngân hàng trong nước - cũng bắt đầu rút dần tài sản của mình.

Trên thế giới có khoảng 15 triệu người gốc Li-băng đang sống xa quê, trong đó có cả tỷ phú Carlos Slim - một trong những doanh nhân giàu nhất thế giới. Họ đã từng ủng hộ rất nhiều tiền cho quê hương, nhưng rồi cũng trở nên mệt mỏi khi nền kinh tế cứ mãi cắm đầu xuống đất.

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống thoi thóp giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực - Ảnh 8.

"Gửi tiền về để làm gì khi mà giá trị đồng tiền đã giảm tới 40%?", George Elias - một quản lý ngân hàng giàu có gốc Li-băng ở Canada - cho biết.

Những người như Elias thường về Li-băng để nghỉ ngơi, bơm tiền cho nền kinh tế quê hương. Vào những năm 2000-2010, không khó để bắt gặp họ lái siêu xe trên đường phố Beirut, hoặc ăn chơi tại những CLB bãi biển ở Corniche.

"Giờ đây, ai cũng muốn rời khỏi Li-băng", anh nói.

Ăn chơi để trốn tránh thực tại

Với nhóm người giàu không thể ra nước ngoài, họ tìm cách níu kéo cuộc sống sang chảnh nhằm trốn tránh thực tại khốc liệt. Họ tham gia những resort thượng lưu nằm trên núi, tận hưởng mùa hè với những bộ cánh thời thượng, những xô sâm-panh ướp lạnh và những siêu xe bóng loáng.

"Không khí ở thủ đô Beirut ngày càng nặng nề và tuyệt vọng. Thực tế hiện diện ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi như được sống tại một quốc gia khác", Zeina el-Khalil - một cô gái trẻ giàu có - cho biết.

"Thông thường, chúng tôi sẽ đi nghỉ mát ở nước ngoài, nhưng năm nay thì không vì lý do tài chính và Covid-19", một quý bà ngoài 50 tuổi cho biết.

Từng chiếm 25% thu nhập quốc dân, giới thượng lưu Li-băng nay sống thoi thóp giữa khủng hoảng kinh tế: Tiền nhiều cũng chẳng thể ăn ngon hay mua thuốc, trốn lên núi để né tránh hiện thực - Ảnh 9.

Người giàu Li-băng đi nghỉ ở resort trên núi tại CLB Faqra (Ảnh: AFP)

Trong khuôn viên CLB Faqra nằm trên núi - nơi 200 gia đình thượng lưu đang ung dung nghỉ dưỡng, không khó để bắt gặp siêu xe đỗ kín sân. Khách lưu trú tại đây sẽ cơ cơ hội tận hưởng nhiều tiện nghi như sân tennis, chuồng ngựa, rạp chiếu phim 9D…

Để tới đây nằm dài trên bể bơi, tắm nắng và uống cocktail trong tiếng nhạc du dương, người giàu sẽ phải trả khoảng 795.000 LBP/đêm, tương đương với 530 USD/đêm. Khách sạn tại đây là nơi duy nhất còn mở cửa, trong bối cảnh nền kinh tế đã khiến ngành khách sạn-nhà hàng chịu thiệt hại nặng nề.

"Sống ở đây không có nghĩa là mất kết nối với thế giới bên ngoài", Sharif Zakka - một người nước ngoài sống ở Li-băng - cho biết. "Đó chỉ là một các trốn tránh thực tại."

(Theo Telegraph, NYT, The Guardian,...)

Tú Khê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên