MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từng chứng kiến sự nghiệp tan trong mây khói, đây là những nguyên tắc tôi học được để không thất bại lần nữa

06-08-2018 - 22:10 PM | Sống

Khi bắt đầu, những người khởi nghiệp đều cho rằng kế hoạch của họ chỉ có thành công, không thể thất bại vì họ đã có sẵn nguồn khách hàng, công cụ để thực hiện. Nhưng, thực tế có những điều khó lường hơn nhiều.

95% các công ty khởi nghiệp sẽ thất bại trong vòng 5 năm, điều đó chỉ xảy ra trong chớp nhoáng mà thôi. Tôi cũng không ngoại lệ, cũng từng đi làm thuê và cũng đã khởi nghiệp với ý tưởng về một công ty đầu tiên do mình điều hành. Trong dự định của tôi, đó sẽ là bước đi chỉ có thành công, không thể thất bại, vì tôi có sẵn nguồn khách hàng, có sẵn công cụ để thực hiện.

Thế nhưng thực tế hoàn toàn không giống như dự định. Chỉ có 2 trên tổng số 150.000 khách hàng mà tôi kỳ vọng sẽ sử dụng sản phẩm mà tôi kinh doanh, và như thế tôi đã thất bại ngay tháng đầu tiên thực hiện ước mơ của mình. Toàn bộ tiền túi đã dốc ra và tôi chẳng thu lại được chút lãi suất nào. Điều tất yếu, tôi lại trở về làm thuê cho sếp của mình.

Một vài tháng sau, tôi lại nảy ra ý tưởng về một công ty truyền thông riêng. Khi tôi trình bày với sếp, ông ấy chỉ cười và cho tôi ra khỏi phòng, hẳn là nghĩ tôi lại dại dột lần 2. Nhưng sau 3 năm, tôi đang điều hành Ratz Pack Media, công ty của riêng tôi, ý tưởng đã được hiện thực hóa. Tôi thậm chí còn giúp một số khách hàng đạt được doanh thu 1 triệu USD. Những điều tôi học được từ dự án khởi nghiệp đầu tiên chính là kinh nghiệm giúp tôi tránh được những sai lầm ở lần bắt đầu lại này.

Nếu bạn cũng đang ấp ủ hoặc đang bắt đầu khởi nghiệp, những bài học này có lẽ sẽ có ích cho bạn, vì chúng thực sự rất hữu ích đối với tôi để có được ngày hôm nay:

Làm quen với thất bại

Mặc dù đúng là hầu hết các doanh nghiệp sẽ thất bại trong vòng 5 năm đầu tiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các doanh nhân điều hành chúng đều cũng sẽ thất bại. Chỉ vì ý tưởng đầu tiên thất bại không có nghĩa bạn nên từ bỏ. 

Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc thất bại, mọi việc có thể đi sai hướng bạn kỳ vọng nhưng cũng đừng chối bỏ nó. Tốt nhất, hãy chờ đón những điều nằm ngoài dự định. Và nếu có thất bại, đừng lo sợ mà hãy tự kéo mình đứng dậy lần nữa.

Mọi người có thể nghĩ rằng bạn điên rồ, và đúng là như vậy

Từng chứng kiến sự nghiệp tan trong mây khói, đây là 4 nguyên tắc tôi học được để không thất bại lần nữa - Ảnh 1.

95% doanh nghiệp sẽ thất bại đúng không? Và dù biết được điều đó, bạn vẫn muốn thử, đó chẳng phải điên rồ còn gì. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một công việc 8 tiếng và nhìn quỹ lương hưu ngày một tăng, nhưng điều dễ dàng ấy lại chẳng mang lại niềm vui hay sự phấn khởi nào.

Bắt đầu một doanh nghiệp thực sự không phải dành cho những người yếu tim, và hầu hết mọi người sẽ cho đó là một quyết định điên rồ. Họ sẽ nói đi nói lại điều đó cho đến khi bạn thành công mới thôi. Một trong những câu nói châm biếm tôi thích nhất là: “Hãy cứ làm việc chăm chỉ cho đến lúc những kẻ ghét bỏ bạn phải hỏi liệu bạn có thuê thêm nhân viên không”.

“Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại lần nữa, một cách thông minh hơn” – Henry Ford.

Có hàng trăm ngàn ý tưởng hay ho nhưng hầu như không có một cách thực thi hoàn hảo

Khi bắt đầu một doanh nghiệp, ai trong chúng ta cũng nghĩ mình đang có những ý tưởng hay ho tuyệt đỉnh, công ty mình sẽ sớm dẫn đầu. Khi tôi mới bắt đầu công ty, tôi nghĩ đó sẽ là một doanh nghiệp chuyên về tiếp thị trực tuyến, nhưng đến nay, chúng tôi chỉ tập trung vào quản lý Facebook và Instagram cho khách hàng. 

Nếu tôi tiếp tục với ý tưởng ban đầu, có lẽ tôi đã thất bại rồi. Khi bắt đầu một doanh nghiệp, bạn cần có một mục tiêu và kế hoạch rõ ràng để thực hiện, nhưng bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để tinh chỉnh và tối ưu hóa nó theo thời gian.

Kiểm tra kỹ trước khi đầu tư

Từng chứng kiến sự nghiệp tan trong mây khói, đây là 4 nguyên tắc tôi học được để không thất bại lần nữa - Ảnh 2.

Khi mới bắt đầu công ty đầu tiên, tôi dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc vào việc sáng tạo ra các sản phẩm. Chính xác hơn là chúng tôi đã đầu tư hết tất cả những gì chúng tôi có vào doanh nghiệp trước khi sản phẩm được bán ra. Đó chính là nguyên nhân khiến tôi cạn kiệt ngay từ lần thất bại đầu tiên.

Sau này, tôi đã rút ra được kinh nghiệm. Tôi nghiên cứu trước về khách hàng, về nhu cầu và mục đích sử dụng, số tiền họ sẵn sàng bỏ ra cho sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp. Tôi áp dụng quy tắc này cho những chiến dịch quảng cáo cho khách hàng của tôi. 

Bất cứ khi nào chúng tôi bắt đầu ra mắt sản phẩm mới, chúng tôi bắt đầu bằng cách xác định đối tượng mục tiêu là những khách hàng tương tác nhiều nhất với sản phẩm. Chúng tôi chờ phản ứng của khách hàng về sản phẩm mới và sau đó mới bắt đầu chạy quảng cáo cho các đối tượng xa hơn, ít quan tâm hơn.

Bắt đầu một doanh nghiệp là bắt đầu đối mặt với những trở ngại bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Điều quan trọng là xác định được tư tưởng luôn có một cánh cửa khác, một cơ hội khác chờ bạn. Và mỗi lần thử lại là một lần chạm gần tới thành công hơn.

*Bài viết là câu chuyện của Azriel Ratz, CEO của  Ratz Pack Media với kinh nghiệm 7 năm trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến. Những trải nghiệm thất bại của anh trong quá trình lập nghiệp là nền tảng giúp anh có được thành công như hôm này.

Minh An

Addicted Success

Trở lên trên