Từng kêu gọi ‘tẩy chay’ dầu Nga, quốc gia này bị phát hiện vẫn âm thầm mua hàng chục nghìn tấn dầu, sức hút của dầu giá rẻ ngày càng tăng
Dầu thô của Nga vẫn đang đi khắp muôn nơi bất chấp lệnh cấm.
- 05-02-2024Đây là 'mỏ vàng' được Mỹ, Nhật, Thái Lan liên tục săn lùng: Thu về hơn nửa tỷ USD năm 2023, quy mô đứng thứ 9 thế giới
- 03-02-2024Việt Nam sở hữu ‘sản vật’ được Trung Quốc tăng nhập khẩu gấp 34 lần: Thu về hàng trăm triệu USD năm 2023, Campuchia, Mỹ đặc biệt ưa chuộng
- 02-02-2024Một mặt hàng từ Úc đổ bộ Việt Nam với giá rẻ chưa từng có, nước ta đứng top 3 'ông trùm' nhập khẩu của thế giới
Theo Oilprice trích dẫn dữ liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết, vào tháng 11 vừa qua, một lô hàng bao gồm 10.000 thùng dầu thô của Nga đã được đưa đến Mỹ, bất chấp lệnh cấm đối với hàng hóa của Nga mà Mỹ đã ban hành gần 2 năm trước.
Biểu đồ theo dõi dầu Nga của EIA thực hiện cũng cho thấy Mỹ đã tạm dừng nhập khẩu dầu Nga vào tháng 4 năm 2022. Trước thời điểm này, Mỹ đã nhập khẩu vài nghìn thùng dầu Nga mỗi tháng, thậm chí có năm mức bình quân mỗi tháng dao động từ 10.000 - 20.000 thùng dầu.
Một báo cáo của Global Witness tiết lộ vào cuối năm ngoái đã chỉ ra rằng, bất chấp lệnh cấm vẫn có rất nhiều nhiên liệu tinh chế từ dầu thô của Nga được đưa vào Mỹ. Theo báo cáo, dầu thô của Nga đã được vận chuyển ra nước ngoài, tinh chế ở đó và sau đó được xuất khẩu hợp pháp sang Mỹ.
Ấn Độ trở thành trung tâm xử lý dầu thô của Nga, sau đó xuất khẩu đi khắp thế giới, bao gồm cả Liên minh châu Âu. EU cũng đã nhập khẩu nhiên liệu làm từ dầu thô của Nga tại nhà máy lọc dầu Lukoil ở Bulgaria vì thiếu quá nhiều nhà cung cấp thay thế.
Một thành viên khác của nhóm G7 đã áp đặt trần giá dầu đối với các nhà xuất khẩu Nga vào năm 2022 là Nhật Bản. Tuy nhiên quốc gia này cũng vẫn tiếp tục mua dầu thô của Nga bất chấp những hạn chế chính thức. Không chỉ vậy, Mỹ còn cho phép nước này tiếp tục giao dịch và trên mức trần giá 60 USD/thùng đã được thỏa thuận vào giữa năm 2022.
Trong khi đó, một thành viên BRICS là Brazil đã trở thành một người mua dầu lớn khác của Nga cùng với Ấn Độ. Theo dữ liệu mới nhất, trong năm 2023, Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu diesel hàng đầu cho Brazil, đồng thời xuất khẩu các loại nhiên liệu khác cũng tăng cao.
Tờ Financial Times đưa tin vào đầu tháng 2 rằng vào năm 2023, nhập khẩu dầu diesel từ Nga của Brazil đã tăng mạnh 6.000% lên 6,1 triệu tấn, từ mức chỉ 101.000 tấn một năm trước đó.
Vào cuối tháng 12/2023, Phó Thủ tướng Nga Andrei Belousov cho biết, xuất khẩu dầu thô của Nga trong năm 2023 đã vượt 7% so với số liệu năm 2021 - thời điểm trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine, lên tổng cộng 250 triệu tấn. Hiện Nga vẫn duy trì cung cấp năng lượng cho các nước thân thiện với họ.
Tuy nhiên, nguồn cung cho các nước không thân thiện đã giảm 71,4% so với năm 2021. Riêng mức giảm với Liên minh châu Âu (EU) mức giảm là 77,7%.
Bộ Tài chính Nga cũng cho biết rằng nguồn thu của Nga từ bán dầu thô đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn tháng 4 - 10, bất chấp sức ép quốc tế và các dự báo không mấy tích cực.
Theo Oilprice, FT
Nhịp sống thị trường