Từng làm giàu không khó bằng việc ra nước ngoài săn hàng, các con buôn hàng xách tay Trung Quốc giờ sắp phá sản do lệnh cấm bủa vây tứ phía
Dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề vào thị trường hàng xách tay khổng lồ của Trung Quốc.
- 09-09-2020Hết thời hàng xách tay?
- 29-08-2020Bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
- 04-02-2020Không chỉ iPhone xách tay, một số phụ kiện khác tại Việt Nam sẽ khan hàng vì dịch viêm phổi Corona
Trong nhiều năm qua, công việc hằng ngày của Zhu Nini là đến các sạp ở khu chợ quần áo nổi tiếng nhất Seoul. Trang bị một cây gậy selfie, cô gái 32 tuổi này sẽ phát sóng trực tiếp (livestream) các chuyến đi của mình đến khu mua sắm Dongdaemun và giúp 100.000 người hâm mộ ở Trung Quốc mua những gì họ thích với một khoản phí nho nhỏ.
Nhưng cuộc sống của Zhu đã thay đổi sau khi cô bay về quê nhà Vũ Hán đón Tết Nguyên Đán cùng gia đình vào tháng 1 vừa qua. Những ngày này, thành phố trung tâm của Trung Quốc đã bị "cô lập" hoàn toàn khi COVID-19 bùng phát như một ngọn lửa, buộc cô và hàng triệu người khác phải ở yên trong nhà.
Hơn 2 tháng sau, Vũ Hán cuối cùng cũng bắt đầu nới lỏng phong tỏa, nhưng người dân ở đây vẫn bị cấm nhập cảnh Hàn Quốc. Đối với Zhu và hàng nghìn người Trung Quốc theo nghề mua sắm và tư vấn thời trang (Personal Shopper) hay Daigou (Mua sắm thay thế) như Zhu, đây là một đòn chí mạng.
"Bởi vì đại dịch mà nhiều ngành công nghiệp thất thoát tài chính, mất các nguồn lực và phải vật lộn để tiếp tục tồn tại; Daigou có thể nằm trong số đó", cô Zhu chia sẻ với trang Sixth Tone.
Nền kinh tế Daigou nổi lên như một cách để người tiêu dùng Trung Quốc có thể dùng được các sản phẩm nước ngoài, từ túi xách xa xỉ đến các sản phẩm sữa bột trẻ em cao cấp, rất khó tìm hoặc rất đắt ở Trung Quốc. Những Daigou mua hàng hóa ở nước ngoài và sau đó chuyển về nước cho các khách hàng bằng nhiều cách khác nhau, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để tránh các khoản thuế nhập khẩu.
Những người bạn của Zhu Nini đang kiểm tra chất lượng hàng hóa và đóng gói, sau đó chuyển đến khách hàng sau khi cô kết thúc buổi phát trực tiếp tại Hàn Quốc.
Thị trường xám này (Gray market: Thị trường không chính thức, xách tay) trị giá hàng tỷ đô la một năm và ước tính có hơn 1 triệu người Trung Quốc tham gia. Trong năm 2014, 40% giao dịch hàng hóa xa xỉ phẩm ở Trung Quốc được thực hiện bởi các Daigou. Và Hàn Quốc, nổi tiếng với các thương hiệu mỹ phẩm và thời trang, là điểm nóng hoạt động của các Daigou.
Có 2 kiểu hoạt động Daigou ở Trung Quốc: Daigou địa phương, giống cô Zhu, là những người thường trú ở nước ngoài và gửi hàng hóa về Trung Quốc cho khách hàng. Và kiểu còn lại là những Daigou liên tục bay đi bay lại giữa Trung Quốc và một đất nước khác; mang theo hàng hóa trong hành lý của họ. Cả 2 kiểu đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Chen Yuanyuan là một trong những Daigou thường xuyên di chuyển và hiện tại đang buộc phải tạm ngưng mọi hoạt động. Như những người làm nghề Daigou khác, những chuyến đi đến Hàn Quốc hàng tháng là công việc "tay trái" sinh lợi, giúp tăng thu nhập bên cạnh công việc văn phòng bình thường. Nhưng hiện tại, cô không dám mạo hiểm tiếp tục công việc này.
Hành khách di chuyển giữa Trung Quốc và Hàn Quốc hiện tại phải trải qua 2 tuần cách ly ở cả 2 chặng của hành trình. Những ai cố gắng tránh khỏi cách ly đều phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
Trong tháng 3, chính quyền Bắc Kinh đã giữ 36 Daigou bị nghi ngờ đã ngồi trên các chuyến bay đến Hàn Quốc và đưa họ đến các địa điểm cách ly để theo dõi y tế. 2 trong số họ đã bị giam giữ 10 ngày vì vi phạm các quy định cách ly và gây rối trật tự. Cảnh sát địa phương cũng đã thông tin đến các hãng hàng không danh sách 50 Daigou nhằm ngăn họ rời khỏi Trung Quốc.
Khách hàng thưa thớt tại con đường mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc, Ảnh chụp ngày 29/3.
Chen chia sẻ: "Ngày nào khách hàng cũng hỏi khi nào tôi lại đi Hàn Quốc và tôi trả lời rằng 'Sẽ không đi được đến khi nào dịch được kiểm soát trên toàn cầu'. Tôi vẫn có khách hàng mới và các đơn đặt hàng mới nhưng tôi không thể đi, tôi không thể kiếm được hàng hóa để hoàn thành những đơn hàng này".
Long, một người theo nghề mua sắm và tư vấn thời trang (Personal Shopper) ở Paris, chuyên về các thương hiệu cao cấp, chia sẻ rằng khủng hoảng trong mạng lưới vận chuyển toàn cầu đã ảnh hưởng đến quá trình chuyển hàng hóa về nước. Trong một trường hợp khá tệ, gói hàng vốn được vận chuyển giữa Pháp và Trung Quốc nhưng sau cuối lại được chuyển qua Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và một vài thành phố ở Trung Quốc mới đến tay khách hàng.
Long cho biết: "Thông thường sẽ mất 1 tuần đến 10 ngày để khách hàng nhận được bưu kiện. Nhưng hiện tại đã phải mất đến 3 tuần lễ". Chính vì thế, Long đã giảm các lượt vận chuyển hàng sau khi COVID-19 bùng phát mạnh ở Châu Âu, mặc dù biết như thế sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của mình.
Đối với các Daigou và các cửa hàng phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của Daigou, câu hỏi được đặt ra là: Liệu mọi thứ cuối cùng có thể trở lại bình thường hay không?.
Ở Vũ Hán, gần đây Zhu mới bắt đầu lo lắng về vấn đề khi nào cô mới có thể quay lại Hàn Quốc. Một vài tuần trước đây, mẹ cô đã dương tính với COVID-19. Sau đó bà được chuyển đến điều trị tại một bệnh viện còn Zhu và bố phải đến cách ly tại một khách sạn trong 2 tuần.
Trong suốt quá trình cách ly, Zhu đã cố tổ chức một buổi phát sóng trực tiếp (Livestream) để giữ liên lạc với người hâm mộ. Nhưng chỉ có vài nghìn người xem buổi phát sóng của Zhu, đây là một cú sốc với cô vì trước đây có hơn 50.000 người theo dõi buổi phát sóng tại Seoul.
Zhu cho biết: "Tôi có 2 lo lắng lớn: 1 là tôi không có thu nhập và 2 là tôi sẽ mất khách hàng. Đó là một vấn đề nghiêm trọng vì cạnh tranh vẫn đang rất khốc liệt".
Các doanh nghiệp ở Hàn Quốc cũng gặp phải rủi ro cao. Chỉ riêng cửa hàng Shilla Duty Free ước tính đã mất hơn 100 triệu đô la (hơn 236 tỷ đồng) từ khi dịch bùng phát. Zhu kể, một chủ cửa hàng ở Khu mua sắm Dongdaemun đã liên lạc với Zhu để hỏi liệu có cách nào để tiếp tục giao dịch hay không. Nhiều người làm nghề giống Zhu đã trở về Trung Quốc nên doanh số của họ đã giảm mạnh.
Riêng với Zhu, cô đã đề nghị các thương nhân ở Dongdaemun gửi mẫu sang Trung Quốc và cô sẽ tổ chức phát sóng trực tiếp ở nhà. May mắn thay, dịch vụ vận chuyển hàng hóa ở Vũ Hán đã hoạt động bình thường từ cuối tháng 3.
Zhu Nini giới thiệu sản phẩm mới trong buổi phát trực tiếp ở Hàn Quốc năm 2019 (trái) và tại nhà ở Vũ Hán năm 2020 (phải).
Nhưng Zhu vấp phải một khó khăn khác, các buổi phát sóng trực tiếp từ các khu mua sắm ở Hàn Quốc có nhịp điệu nhanh hơn và nhiều mẫu hàng hóa hơn hiện tại. Trong năm 2017, Zhu có thể kiếm được lợi nhuận 60 NDT (gần 200 nghìn đồng) trên mỗi chiếc áo thun mà cô bán được nhưng hiện tại cô chỉ có được 10 NDT (khoảng 33 nghìn đồng). Tuy nhiên, cô vẫn hi vọng mình có thể có thu nhập bằng cách tập trung vào việc duy trì một nhóm nhỏ khách hàng trung thành. Thay vì bán hàng cực khổ, cô dự định sẽ trò chuyện với người xem như bạn bè cũ.
Zhu thẳng thắn: "Có lẽ dịch bệnh sẽ cải tổ ngành nghề này. Đây là một cơ hội mà tôi có thể không vượt qua được".
Nguồn: Sixth Tone
Nhịp sống Việt