MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từng quản lý nhân viên chặt chẽ đến từng chi tiết, tới khi toàn bộ bỏ việc hết tôi mới sực tỉnh: Hóa ra mọi nhà lãnh đạo giỏi đều sở hữu đặc điểm chung cực quan trọng này

21-03-2019 - 10:47 AM | Sống

Người lãnh đạo giỏi không chỉ thể hiện ở năng lực làm việc, kinh nghiệm lâu năm mà điều quan trọng hơn là sự khiêm nhường, thừa nhận hạn chế của bản thân và tôn trọng ý kiến của nhân viên.

Joana Galvao là người đồng sáng lập Gif Design Studio, một công ty thiết kế từng đạt nhiều giải thưởng uy tín. Khi mới thành lập công ty, cô bị ám ảnh việc thể hiện hình ảnh của một lãnh đạo chuẩn mực. Joana đã rất sát sao trong việc quản lý nhân sự, đôi khi còn can thiệp vào từng chi tiết của công việc, làm gián đoạn nhiệm vụ của nhân viên để điều chỉnh mọi thứ. Nhưng cách quản lý đó đã khiến nhà lãnh đạo trẻ gặp nhiều rắc rối và đỉnh điểm là toàn bộ nhân viên thân cận đã bỏ việc.

"Vấp ngã là cách giúp bạn học hỏi hữu hiệu nhất", người sáng lập tập đoàn Virgin, Tỷ phú Richard Branson đã nói. Điều đó đúng, nhưng vấp ngã thật sự đau đớn. Thậm chí, bạn sẽ học hỏi tốt hơn từ những sai lầm đau đớn của bản thân, chứ không phải người khác. Đó là lý do tôi muốn kể về trải nghiệm của bản thân: Cách quản lý chặt chẽ đến từng chi tiết của tôi đã khiến các nhân viên thân cận lần lượt nghỉ việc như thế nào?

Tiền lương cao và lợi ích không thể bù đắp cho một cách quản lý tồi

Khi bắt đầu thành lập công ty thiết kế của chính mình, tôi mới chỉ 22 tuổi. Giống như nhiều lãnh đạo trẻ, tôi lo lắng rằng liệu nhân viên có tôn trọng và nghe lời một người chủ trẻ tuổi, chưa nhiều kinh nghiệm hay không. Vì thế, tôi quyết định thuê 2 nhà thiết kế trẻ tuổi là sinh việc vừa ra trường và tất nhiên là ít tuổi hơn tôi.

Thành lập công ty, chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo nhưng tôi quyết tâm trở thành một người quản lý tốt. Tôi trả lương rất hào phóng cho nhân viên, thường xuyên mời họ đi ăn trưa và cố gắng để họ gắn kết nhất với công việc.

Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng can thiệp rất sâu vào từng việc. Lo lắng về hình ảnh của bản thân, tôi tuyển dụng sinh viên mới ra trường và luôn để ý kỹ càng từng công việc họ làm. Đôi khi tôi như một người hướng dẫn, giao việc cho họ, chỉ dẫn tường tận từng bước làm để hoàn thành nó. Khi có nhiệm vụ khác, tôi yêu cầu họ dừng mọi việc lại và sẽ tự mình đảm nhiệm phần việc còn lại.

Từng quản lý nhân viên chặt chẽ đến từng chi tiết, tới khi toàn bộ bỏ việc hết tôi mới sực tỉnh: Hóa ra mọi nhà lãnh đạo giỏi đều sở hữu đặc điểm chung cực quan trọng này - Ảnh 1.

Sau khoảng một năm, điều gì đến đã đến. Cả 2 nhân viên đều đề nghị tăng lương kèm với các yêu sách về việc bàn làm việc không thoải mái đến việc sự đóng góp của họ cho công ty chưa được ghi nhận xứng đáng. Choáng váng, tôi đã cố gắng nhượng bộ và đồng ý tăng lương theo 1 tỷ lệ nhất định tuy nhiên họ vẫn kiên quyết bỏ việc ngay hôm đó. Vài tuần sau, các nhân viên cũ thậm chí đã "vợt" mất khách hàng của công ty bằng việc giảm giá dịch vụ.

May mắn thay, những khách hàng đều rất tốt và quyết định vẫn sử dụng dịch vụ của công ty tôi. Bởi họ đánh giá cao sự chính trực hơn tài năng hay chi phí dịch vụ. Tuy nhiên, thiếu nhân lực vẫn khiến tôi mất nhiều khách hàng quan trọng bởi không thể đáp ứng được tiến độ công việc.

Thất bại đó đã khiến tôi rối trí và hoảng loạn. Chính chồng tôi đã đưa ra một lời khuyên rất xác đáng: "Hãy rút kinh nghiệm từ chuyện này và làm lại lần nữa. Chắc chắn mọi chuyện sẽ tốt hơn". Tôi bắt đầu tuyển dụng nhân viên khác và quyết tâm làm mọi thứ tốt hơn.

Đặc điểm chung quan trọng của mọi nhà lãnh đạo giỏi: Sự khiêm nhường

Sau 4 năm kể từ đó, tôi đã có một công ty với 10 nhân viên. Thời gian này, tôi đã thực hiện mọi thay đổi mà tôi cho là tích cực nhất đối với việc quản lý công ty. Trong đó điều quan trọng nhất là phong cách lãnh đạo trở nên khiêm tốn hơn.

Điều buồn cười khi làm chủ lúc tuổi còn trẻ là bạn cảm thấy cần chứng minh bản thân mọi lúc, chứng minh với những người làm việc cùng là bạn có năng lực giỏi hơn, có thể giải quyết được mọi vấn đề.

Khi mới thành lập công ty, tôi cảm thấy phải thuê nhưng người trẻ tuổi hơn mình, bởi đó là cách duy nhất khiến họ tôn trọng, nể phục tôi tuyệt đối. Tôi cũng không bao giờ hỏi ý kiến đóng góp của họ để làm cho công ty tốt hơn.

Từng quản lý nhân viên chặt chẽ đến từng chi tiết, tới khi toàn bộ bỏ việc hết tôi mới sực tỉnh: Hóa ra mọi nhà lãnh đạo giỏi đều sở hữu đặc điểm chung cực quan trọng này - Ảnh 2.

Nhưng đó thực sự là cách tiếp cận sai lầm. Sự tôn trọng mà nhân viên dành cho lãnh đạo không đến từ việc cấp trên có năng lực giỏi hơn hay nhiều kinh nghiệm hơn. Bạn không nhất thiết phải làm được mọi thứ tốt hơn các nhân viên, nhưng bạn cần học cách thừa nhận những hạn chế của riêng mình và tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi người khác.

Sau thất bại đầu tiên, tôi không ngại ngần khi thuê những nhân viên lớn tuổi hơn mình. Tôi chào đón những người nhiều kinh nghiệm hơn và sẵn sàng học hỏi từ họ. Một trong những nhà thiết kế mới của công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề hơn tôi và quản lý dự án mới hơn tôi tận 10 tuổi.

Để tiếp cận với trải nghiệm đó, tôi phải bắt đầu cởi mở hơn về những điều tôi còn thiếu sót. Tôi học cách thừa nhận và sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác. Lãnh đạo là người vạch ra tầm nhìn, đưa các khách hàng tới, ra quyết định cuối cùng, nhưng ý tưởng của mọi nhân viên cũng có giá trị tương đương như vậy. Điều đó phản ánh trong cách tôi điều hành doanh nghiệp của mình.

Cách quản lý này thực sự hiệu quả hơn nhiều. Tôi không còn phải gánh trên vai mọi trách nhiệm nữa. Thay vào đó, cả sếp và nhân viên cùng góp sức để tìm ra câu trả lời cho mọi vấn đề. Điều đó đồng nghĩa với việc tôi phải ngừng can thiệp quá sâu vào tiểu tiết.

Khi là một lãnh đạo trẻ, tôi sợ người khác nhận ra sự thiếu kinh nghiệm của bản thân. Khi đã dũng cảm thừa nhận điều đó và yêu cầu giúp đỡ, tôi nhận được những điều tuyệt vời hơn thế.

Hy vọng rằng, trải nghiệm của tôi sẽ hữu ích với những nhà sáng lập trẻ tuổi, giúp họ tránh được những sai lầm đau đớn. Khiêm tốn và ngừng cố gắng kiểm soát mọi thứ, bạn sẽ trở thành một lãnh đạo tuyệt vời.

Hà Lê

BI

Trở lên trên