Tuổi 28 bấp bênh, tôi cay đắng nhận ra: “Chẳng còn nhiều thời gian để sửa chữa những sai lầm tai hại mà thói lười biếng gây ra”
Tại sao nói, 28 tuổi là cột mốc chia đôi đời người?
- 22-02-202010 quy tắc "vàng" trong ăn uống để cơ thể luôn khỏe mạnh, đẩy lùi ung thư và chống lão hóa mọi phụ nữ đều cần biết
- 22-02-2020Chưa chính thức rời khỏi hoàng gia Anh, vợ chồng Meghan Markle "khóc không thành tiếng" khi bị dư luận "đòi nợ"
- 22-02-2020Chuyện về cô gái nhặt được viên kim cương "quốc bảo" hơn 3,3 nghìn tỷ của Trung Quốc: Ai cũng nể phục vì trái tim thuần khiết hơn cả kim cương
Một trong những suy nghĩ điển hình của người thất bại là khi gặp chuyện khó, họ nói với bản thân kiểu như "để mai tính đi", hoặc "mình còn nhiều thời gian mà". Nhiều lần như vậy, sống đến năm 28 tuổi một cách bấp bênh và vô định, họ mới bàng hoàng nhận ra, mình đã hoang phí một nửa đời người với những sai lầm.
Nghĩ mà xem, cuộc đời của chúng ta ngắn lắm. 22 năm đầu đời là dành cho việc học. Năm 30 tuổi, nhất định phải có một ví trị ổn định và đồng lương tốt. Tuổi 40 lý tưởng nhất là có được địa vị cao quý, gia sản đủ đầy, yên bề gia thất. Và từ năm 50 tuổi trở đi, ai cũng muốn có một cơ nghiệp do chính mình làm chủ để có thể vừa nghỉ ngơi, vừa tạo ra giá trị. Vậy thì, chẳng phải, lấy năm 28 tuổi là cột mốc chia đôi đời người cũng là rất hợp lý sao?
Thời gian trôi qua rất nhanh và nó chẳng chờ đợi bất kỳ ai. Mắc sai lầm, thiếu nghiêm khắc với bản thân trong những năm tháng còn trẻ là điều dễ hiểu. Nhưng nếu đến năm 28 tuổi rồi, mà vẫn còn phạm phải những lỗi dưới đây, thì bạn sẽ phải trả giá rất đắt – ‘nửa đời người’ còn lại phải nỗ lực, thay đổi, học hỏi gấp năm, gấp mười lần người khác.
01
Tôi có một nhóm bạn chơi khá thân từ thời đại học. Lâu ngày không gặp, chúng tôi hội ngộ ở một nhà hàng ẩm thực Hàn Quốc sang trọng. Buổi tối hôm đó, mọi người kể về cuộc sống, về những gì đã làm được, về công việc và thành tích.
Rồi đến lượt Phúc – một người vốn sống màu mè và thích thể hiện, bắt đầu khoe với chúng tôi rằng vừa mua một chiếc xe Honda Winner đời mới nhất. Phúc rất vui vì nó là đam mê của cậu từ rất lâu. Và cũng vì đang có tâm trạng tốt, cùng với lòng hào phóng, cậu ấy yêu cầu được thanh toán bữa tiệc mặc dù cả nhóm chúng tôi đều đã yêu cầu chia tiền. Nhưng tôi vẫn nhận ra, ánh mắt cậu ấy đang che giấu đi sự không hài lòng – đó là một bữa ăn tiền triệu.
Vài tuần sau, tôi gặp lại Phúc trong một tình cảnh không thể éo le hơn. Khi đó, không hiểu trùng hợp thế nào, tôi đặt xe ôm công nghệ để đi làm thì lại gặp tài xế… là Phúc.
Cả hai như đứng hình không biết nói gì hơn, tôi đành hỏi: "Phúc, cậu đang làm việc gì vậy? Sao lại làm tài xế công nghệ?"
Phúc trả lời với giọng trầm lặng: "Cậu biết đấy, xe Winner không hề rẻ. Tớ đã tốn rất nhiều tiền cho chiếc xe và còn cả đống chi phí cho ăn ở, sinh hoạt, mua sắm, tiệc tùng hàng tháng… Đến nước cạn túi thế này, tớ chỉ biết chạy xe ôm kiếm tiền chống đói thôi".
Là bạn bè lâu năm, tôi rất đồng cảm cho tình cảnh của Phúc. Cậu ấy tâm sự rằng, mình vẫn luôn gặp khó khăn trong chuyện tiền bạc. Phúc còn phải bán đi những món đồ đã từng là đam mê của mình, như cây đàn guitar, hai đôi giày Converse chính hãng, chiếc tai nghe Sony đắt tiền…
Những khoản mua sắm quá tay, những lần ném tiền qua cửa sổ và các khoản nợ đã đeo bám Phúc trong nhiều năm. Điều đáng nói ở đây, là người bạn của tôi đã không hiểu rằng, mình đang mắc sai lầm lớn trong các dùng tiền – vấn đề của không ít người trẻ.
Đã bao giờ bạn quyết săn đón những bộ quần áo thời thượng, khi mà tủ đồ đã đầy ắp? Hoặc chi thật nhiều tiền cho café, giày dép, giải trí, đồ công nghệ, chỉ để thể hiện mình là người sành điệu? Hay ra vẻ hào phóng, chịu chi khi tiệc tùng, đến những quán bar cực ngầu, quán ăn hạng sang cùng bạn bè?
Làm tất cả những điều trên để thể hiện bản thân chỉ khiến túi tiền của bạn ngày càng cạn kiệt. Để rồi, đến một thời điểm khẩn cấp nào đó như ốm đau, bệnh tật, biến cố, bạn sẽ chẳng còn lấy một ngân quỹ nào để lo liệu.
Will Rogers từng nói, "Nhiều người tiêu tiền để mua những thứ họ không cần thiết, chỉ để gây ấn tượng với những người họ không ưa." Khi muốn hơn thua người khác dựa trên những gì mình có, chúng ta không còn nhìn thấy mình thực sự là ai. Bởi vì, suy cho cùng, không phải cách tiêu tiền, mà chỉ có cách bạn nhìn nhận bản thân mới khẳng định được giá trị của bạn.
02
Vào một buổi chiều chủ nhật rảnh rỗi, hai người bạn học trong một thị trấn nhỏ nghĩ ra một trò đùa nghịch ngợm. Họ quây 3 con dê của một trang trại lại gần nhau và sơn các con số 1, 2 và 4 lên thân chúng.
Tối hôm đó, họ thả lũ dê vào trường học. Sáng hôm sau, khi giáo viên, công nhân viên, học sinh đến trường, ai nấy cũng ngửi thấy một mùi hôi kỳ lạ. Mọi người thấy chất thải của dê rơi vãi khắp nơi và kết luận rằng đã có dê xâm nhập vào trường.
Lúc này, nhiệm vụ là phải tìm ra chỗ của lũ dê đó. Một nhóm được phân công tìm kiếm. Và ngay sau đó, 3 con dê sơn số 1, 2 và 4 được tìm thấy. Lãnh đạo của trường cảm thấy yên tâm hẳn, nhưng đồng thời, vẫn còn lo lắng.
Đã tìm thấy các con dê số 1, 2 và 4. Vậy còn con dê số 3 thì ở đâu?
Nhóm tìm kiếm giành phần còn lại trong ngày để để tìm con dê này. Đã có sự hoảng hốt và thất vọng, đến nỗi nhà trường phải cho học sinh được nghỉ học ngày hôm đó. Các giáo viên, nhân viên căn tin đều tất bật tìm kiếm con dê số 3.
Dù vậy, dĩ nhiên, họ sẽ không bao giờ tìm thấy nó. Đơn giản vì, nó không tồn tại.
Chẳng phải, chúng ta cũng từng giống như nhóm tìm kiếm trên? Một trong những cách lãng phí thời gian nhất của đời người là cứ mải mê tìm kiếm và theo đuổi những "con dê số 3".
Cần hiểu rằng, mỗi người đều sở hữu một khả năng đặc biệt mà không một ai trên thế giới này có thể sao chép, bắt chước.
Nhưng thay vì tận dụng những tài năng, phẩm chất, sức mạnh, lợi thế vốn có; nhiều người lại hoài phí thời gian để tìm kiếm những nguồn lực khó nắm bắt, xa vời và thậm chí là không tồn tại. Những ‘con dê số 3’ mà bạn hằng theo đuổi có thể là nhan sắc trời phú, tài năng thiên bẩm, sự may mắn hoặc gia cảnh thuận lợi của người khác.
Vậy nên, hãy tập trung vào chính những ‘con dê số 1, 2, 4’ và nỗi lực hết mình với chúng. Chỉ có vậy, bạn mới không lãng phí thời gian, công sức vào những điều không tồn tại trong bản thân.
03
Vài năm trước, em họ tôi tốt nghiệp đại học. Trong buổi lễ chúc mừng, tôi hỏi cậu ấy: "Tốt nghiệp rồi, em sẽ làm gì"?
Cậu ta cười và đáp: "Em chưa biết nữa. Nhưng tối nay em phải đi nhậu, rồi đi hát karaoke với đám bạn, anh ạ. Học hành 4 năm vất vả lắm rồi, giờ là lúc để ăn chơi, chứ còn làm gì nữa anh".
Tôi ngán ngẩm với câu trả lời của đứa em này. Bởi vì, ngay cả dự tính cho tương lai mà cũng không rõ ràng, thì tương lai của cậu ấy chắc cũng rất vô định và vất vả.
Vậy mà, cũng trong ngày tốt nghiệp hôm đó, tôi thấy có những bạn sinh viên khác được cả doanh nghiệp đến chúc mừng, chào đón ở cổng trường; vì họ đã bắt đầu đi làm được một thời gian, có kế hoạch dài hơi và trau dồi không ít khả năng cần thiết.
Tôi rất tâm đắc với một câu nói nổi tiếng trên mạng xã hội: "Người nghèo lập kế hoạch cho ngày thứ bảy, còn người giàu lập kế hoạch cho cả 3 thế hệ." Khác biệt ở đây là sự tự giác và ý chí cầu tiến.
Trong chúng ta, ai cũng có một quỹ thời gian giống nhau, nhưng sử dụng nó như thế nào, mới là yếu tố quyết định tương lai. Phải chăng, ai cũng từng giật mình khi nhận ra thời gian trôi qua nhanh như chớp: quay đi quay lại đã hết một năm, rồi 4 năm đại học cũng trôi qua nhanh như một giấc mơ, hay thời gian bạn đi làm cũng sẽ nhiều lên nhanh thôi? Năm tháng thì cứ trôi qua lặng lẽ, bạn chỉ già đi và hao mòn sức khỏe, nhiệt huyết, đam mê, sự nỗ lực. Nhưng sóng gió, bão tố của cuộc đời thì không bao giờ ngừng xảy đến.
Suy cho cùng, trước tuổi 28 – trước khi đi qua một nửa đời người, hãy lập kế hoạch cho dài hạn, dùng tiền thông minh hơn, tận dụng những điều tốt nhất của bản thân, nỗ lực hết mình trong công việc và nghiêm khắc hơn với chính mình. Vì chỉ có như vậy, nửa đời người còn lại, bạn mới không bị cuộc đời đối xử lại một cách nghiệt ngã.
Trí thức trẻ