Tưởng là điều gì cao siêu, hóa ra bí mật đằng sau sự thành công của Bill Gates và Microsoft lại là phương pháp đơn giản này: Biết ngay để nếm hương vị thành công!
OKR là một phương thức quản lý biến thể của quản lý theo mục tiêu. Phương pháp này không chỉ giúp Bill Gates đưa ra những quyết định khó khăn mà còn giúp ông luôn tự tin về những quyết định đúng đắn của mình.
- 20-08-2018Muốn nhảy việc khi đã đi làm hơn 10 năm, có nhiều kinh nghiệm: Đừng để những "rào cản" này khiến bạn không dám tiến bước
- 20-08-2018Bị ung thư phổi có thể sống được bao lâu: Bạn nên biết điều này để phòng bệnh hiệu quả
- 20-08-2018Thành công không chỉ là bạn có bao nhiêu tiền, đây là 10 yếu tố mà các triệu phú tập trung xây dựng để trở nên giàu có
Đặt ra và đạt được những mục tiêu thực tế là việc khó khăn đối với bất cứ ai, kể cả Bill Gates. Mặc dù nhà sáng lập Microsoft là một nhà lập trình đại tài nhưng ông vẫn gặp nhiều khó khăn về quản lý dự án trong những ngày mới thành lập công ty.
Sau này, ông đã tìm thấy cho mình chiến lược đặt mục tiêu đặc biệt - phương pháp OKR. Phương pháp này giúp ông thực hiện được hai niềm đam mê cùng lúc: điều hành công ty và bắt đầu xây dựng Quỹ Bill and Melinda Gates.
Cựu giám đốc điều hành Intel, Andy Grove, người mà Gates coi là "một trong những nhà lãnh đạo doanh nghiệp vĩ đại trong thời đại của chúng ta", chính là người đầu tiên tìm ra và phát triển phương pháp OKR. Intel là một trong những khách hàng đầu tiên của Microsoft và chính những ý tưởng của Grove đã định hình phương pháp tiếp cận của Gates trong quản lý và chiến lược.
Những ý tưởng của Grove sau đó được phát triển sâu hơn bởi nhà đầu tư mạo hiểm của Silicon Valley, John Doerr, người mới đây đã nói về chiến thuật OKR trong một tập của TedTalk. Các công ty công nghệ hàng đầu như Google, Zynga, Linkedln và thậm chí là tổ chức từ thiện ONE của nhạc sỹ Bono cũng đều áp dụng phương pháp này.
Một số công ty hiện đang áp dụng phương pháp OKR
Nhà đồng sáng lập Google và CEO của Alphabet Larry Page viết trong cuốn sách mới nhất của Doerr "Measure What Matters": "Những ý tưởng hay cùng việc thực hiện tốt là cách bạn tạo ra phép màu. Và đó là những gì mà phương pháp OKR hướng tới. OKR nhiều lần giúp chúng tôi đạt được mức tăng trưởng gấp 10 lần. Nó giúp chúng tôi có thể thực hiện nhiệm vụ táo bạo và đam mê về "tổ chức thông tin thế giới" của mình. Nó giúp tôi và các nhân viên khác trong công ty đi đúng hướng và hoàn thành công việc đúng hạn trong những thời điểm quan trọng nhất".
Theo Doerr, OKR là viết tắt của "Objectives" (mục tiêu) - những gì mà ai đó muốn hoàn thành, và "Key result" (kết quả then chốt) hay kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ. Những mục tiêu cần phải có ý nghĩa, có tính định hướng hành động và thể hiện khát vọng. "Chúng là một loại văc-xin chống lại những suy nghĩ mơ hồ, không rõ ràng," Doerr nhấn mạnh.
Những kết quả then chốt sẽ đề cập đến cách để thực hiện các mục tiêu và cũng cần phải cụ thể, đúng hạn, tích cực và thực tế. Doerr cho hay những kết quả tốt là những kết quả có thể định lượng và đánh giá được.
Một ví dụ về cách đặt mục tiêu và đưa ra các kết quả then chốt theo phương pháp OKR.
Để tối đa hóa phương pháp OKR, hãy chú trọng đến số lượng mục tiêu mà bạn đặt ra. Doerr giải thích trong "Havard Business Review" rằng bất cứ cấp bậc nào trong một tổ chức cũng chỉ nên đặt ra từ 2 đến 5 mục tiêu với khoảng 3 kết quả then chốt cho mỗi mục tiêu. Điều đó sẽ đảm bảo bạn và nhóm của bạn sẽ chỉ tập trung hoàn thành những công việc quan trọng nhất.
Mỗi mục tiêu và kết quả then chốt cần được viết rõ ràng và cụ thể. Những ý tưởng cũng nên dễ hiểu và dễ truyền đạt bởi việc thống nhất trong một nhóm là điều cần thiết đối với bất cứ sự thay đổi nào.
Thêm vào đó, đừng ngại nghĩ lớn. Phương pháp OKR này được các công ty lớn như Google áp dụng để giải quyết các dự án dạng monoshot (Dự án về các công nghệ hội tụ ba yếu tố: đột phá, đắt đỏ, cơ hội thành công không rõ ràng).
CEO Patty Stonesifer đã giới thiệu phương pháp OKR cho Gates vào những năm 2000. Gates viết trong "Measure What Matters" - cuốn sách mới nhất của Doerr: "Tôi vẫn điều hành Microsoft và thời gian của tôi bị giới hạn, vì thế Patty phải xử lý hiệu quả mọi việc giữa hai chúng tôi. Quá trình đạt mục tiêu là một phần lớn trong đó."
CEO Patty Stonesifer,
Gates nhấn mạnh rằng phương pháp OKR đã giúp ông đưa ra những quyết định khó khăn như từ chối một tổ chức ngay cả khi có những cơ hội khá tuyệt vời. Gates chia sẻ: "Có hai trường hợp mà cuối cùng tôi đã từ chối trợ cấp bởi các mục tiêu không đủ rõ ràng. Hệ thống OKR khiến tôi tự tin rằng tôi đã đưa ra những quyết định đúng đắn".
Việc hiểu được hai yếu tố "cái gì" và "làm thế nào" trong viêc đặt ra mục tiêu đã giúp Bill Gates và các nhà lãnh đạo khác tránh được việc đưa ra những mục tiêu không thực tế. Bên cạnh đó, hệ thống OKR giúp mọi người phân biệt giữa nhiệm vụ và mục tiêu. Gates viết: "Một nhiệm vụ là định hướng. Một mục tiêu là một loạt những bước cụ thể mà bạn thực hiện có chủ đích và thực sự cố gắng để có thể tiến xa hơn."
Cuối cùng, Gates giải thích rằng "thật tuyệt khi có một mục tiêu đầy tham vọng" nhưng điều quan trọng là bạn cần cân nhắc kỹ càng về cách thức để đánh giá sự tiến bộ của bạn. "Có một nhiệm vụ tốt vẫn chưa đủ. Bạn cần có một mục tiêu cụ thể và cũng cần phải biết làm thế nào để bạn đạt được điều đó”, ông cho hay.
CNBC