MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế

Tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế

Tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo đòn bẩy phát triển cho vùng kinh tế Bắc Bộ.

Cụ thể, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Tuyến cao tốc dài 105,8 km với tổng mức đầu tư khoảng hơn 45.000 tỷ đồng.

Ðiểm đầu của tuyến nằm trên Vành đai 3 Hà Nội, cách cầu Thanh Trì hơn 1km, điểm cuối là đập Ðình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Tuyến cao tốc đã được thông xe vào cuối năm 2015. Toàn tuyến có 6 điểm giao cắt với các quốc lộ đều là liên thông khác mức, ngoài ra còn có 9 cầu vượt lớn, 21 cầu vượt loại trung, 22 cầu vượt nhỏ và 111 hầm chui dân sinh.

Đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng là một trong những tuyến đường cao tốc hiện đại nhất ở Việt Nam, nối các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và cả Quảng Ninh.

Tuyến đường qua Hà Nội dài 6km, qua Hưng Yên dài 26km, qua Hải Dương dài 40km, còn lại chạy qua Hải Phòng. Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100m, mặt đường rộng từ 32,5m đến 35m với 6 làn xe chạy theo tốc độ thiết kế 120km/giờ, hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng hơn 164km đường gom.

Bên cạnh đó, của tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có biển báo rất rõ nét, mặt đường được phủ nhựa polymer theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng tính ổn định cho kết cấu bê tông. Với thiết kế này, các loại xe ô tô, đặc biệt các xe container siêu trường, siêu trọng có thể chạy thẳng luồng tới cảng biển lớn nhất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là cảng biển Hải Phòng.

Trước khi có tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nếu phương tiện đi từ Hà Nội đến Hải Phòng mất 2,5 giờ thì giờ chỉ mất trong khoảng 1-1,5 giờ.

Tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi vào hoạt động đã giảm tải cho QL5, tiết kiệm chi phí xăng dầu cho các phương tiện, tăng mức độ thuận tiện, đảm bảo an toàn giao thông, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động đã mở ra cơ hội phát triển, góp phần quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, thu hút đầu tư đối với các địa phương liên quan. Hơn nữa, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là tuyến đường ra biển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tuyến Hà Nội - Hải Phòng cùng với các tuyến Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội - Lạng Sơn… đã tạo thành hệ thống đường cao tốc xuyên suốt và nối vùng kinh tế các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Mặt khác, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nằm trên tuyến hành lang đường bộ châu Á, ASEAN, nên sẽ góp phần thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cùng với đó, tuyến đường giúp kết nối cảng biển quan trọng phía Bắc Việt Nam với các tỉnh phía Nam Trung Quốc, tạo thuận lợi cho việc tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch, giao lưu văn hoá.

Đối với riêng thành phố Hải Phòng, tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là trục đường giao thông quan trọng. Cụ thể, tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng giúp phát huy hiệu quả các dự án hạ tầng khác như khu vực cảng biển nước sâu Lạch Huyện, Đình Vũ; cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi và các quần thể du dịch Cát Bà, Đồ Sơn. Từ đó, tuyến cao tốc thúc đẩy giao thương, du lịch, dịch vụ và sản xuất trong khu vực phát triển.

Hiện nay, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã thực hiện thu phí không dừng từ 1/6/2022, chỉ sử dụng 32 làn thu phí không dừng tại 6 trạm thu phí. Tại mỗi trạm thu phí duy trì 1 làn/chiều xe chạy để xử lý xe gặp sự cố trong quá trình thu phí. Xe trả phí bằng tiền mặt có thể đi quốc lộ 5 song song với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Đại diện Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) cho biết, sau 2 tháng chỉ có thu phí không dừng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã thu về gần 6,3 tỷ đồng/ngày.

Minh Tiến

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên