Tuyến cao tốc nối miền ngược với miền xuôi duy nhất đưa vào vận hành hệ thống thu phí không dừng
Tuyến cao tốc nối miền ngược với miền xuôi duy nhất đưa vào vận hành hệ thống thu phí không dừng nằm tại khu vực phía Bắc.
- 11-08-2023GDP từng bằng 1/10 Thái Lan nhưng Việt Nam được dự báo bắt kịp trong 5 năm nữa
- 02-08-2023GDP bình quân từng xếp thứ 9/10 khối ASEAN, Việt Nam mất 7 năm vượt Campuchia, 8 năm vượt Lào, bao nhiêu năm vượt Philippines?
- 26-07-2023Từ khi bước vào “dân số vàng” đến nay, Việt Nam vượt ngưỡng thu nhập thấp, tăng trưởng GDP đạt 6,1%/năm, còn quy mô kinh tế thay đổi thế nào?
Cụ thể, cao tốc Nội Bài - Lào Cai đưa vào khai thác toàn tuyến từ ngày 21/9/2014, hiện có nhiều trạm thu phí nhất cả nước (15 trạm). Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 245km, đi qua 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
Đặc biệt, cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tuyến cao tốc đầu tiên không nằm trong hệ thống cao tốc Bắc - Nam phía Đông và là tuyến cao tốc nối miền ngược với miền xuôi duy nhất trên cả nước đưa vào vận hành hệ thống thu phí không dừng (ETC).
Từ 1/8/2022, cao tốc Nội Bài - Lào Cai chính thức thu phí không dừng (ETC). Các phương tiện không dán thẻ ETC và không nạp tiền vào tài khoản thu phí sẽ không được lưu thông vào đường cao tốc.
Hiện tại, lưu lượng bình quân trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đạt 35.000-40.000 lượt phương tiện/ngày đêm. Tính từ khi đưa vào khai thác tháng 9/2014 đến cuối tháng 6/2022, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phục vụ an toàn và thông suốt gần 72 triệu lượt phương tiện.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đưa vào khai thác là bước đột phá lớn của ngành giao thông, giúp giảm thời gian lưu thông từ Hà Nội đi Lào Cai xuống còn 3,5 tiếng so với 7 tiếng như trước đây.
Cao tốc được thông xe mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương ở khu vực Tây Bắc, thúc đẩy phát triển du lịch, giảm áp lực giao thông và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 2, 2B, 32C, 4E và Quốc lộ 70, kết nối đến các khu công nghiệp, giải trí, khu du lịch tâm linh và rút ngắn thời gian đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang với thời gian giảm hơn một nửa so với lưu thông trên tuyến đường cũ.
Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc).
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong quá trình đưa vào khai thác từ năm 2014 cho đến nay, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai là một bước đột phá của ngành Giao thông Vận tải. Cụ thể, tuyến cao tốc đã tạo đà dịch chuyển kinh tế - xã hội, đòn bẩy tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa cho các tỉnh khu vực miền Tây Bắc; góp phần kết nối các khu vực vùng sâu vùng xa của Tây Bắc với các trung tâm kinh tế, tạo đà phát triển phía hữu ngạn sông Hồng, khu vực Tây Bắc.
Cũng nhờ là tuyến cao tốc kết nối từ tuyến đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu nên tuyến giao thông cao tốc đường bộ Nội Bài - Lào Cai đã tạo thành tuyến giao thông xuyên suốt, hành lang kinh tế Côn Minh, Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng với các tỉnh miền núi phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là Hà Nội.
Toàn tuyên có quy mô xây dựng với 6 làn xe, đèn đường rộng 53m, vận tốc thiết kế 100km/h, đoạn Yên Bái – Lào Cai trong thiết kế là 4 làn xe, đèn đường 24m, vận tốc thiết kế 80km/h và trải qua 2 giai đoạn đầu tư. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc.
Cụ thể, lượng khách đến Lào Cai trong những năm gần đây tăng gấp 4 lần trước năm 2015. Cùng với đó, các hoạt động dịch vụ kéo theo phát triển rất tốt. Ngoài ra, giáo dục cũng có cơ hội phát triển, thu hút các nhà đầu tư lớn vào khảo sát, nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hơn nữa, tuyến cao tốc này đã giúp mở ra tương lai, vận hội mới để Lào Cai khai thác những tiềm năng, giúp địa phương có đà phát triển kinh tế. Cụ thể, tuyến cao tốc này giúp phát triển tiềm năng phát triển kinh tế thương mại, xuất - nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Lào Cai.
Theo UBND tỉnh Lào Cai, sau khi có tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng đáng kể và đó mới là sự khởi đầu đối với vị thế cầu nối của tỉnh Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế Vân Nam, các tỉnh vùng Tây Nam (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
Cùng với đó, số doanh nghiệp đăng ký xuất - nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của Lào Cai đang tăng lên từng ngày, danh sách hàng hóa vì thế mà cũng dài hơn. Trong khi đó các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn thực hiện triển khai các kế hoạch phát triển mới theo hướng mở rộng quy mô và số lượng các đơn hàng, hợp đồng kinh tế liên tục được nhân lên.
Tổ quốc