Con đường Rừng Sác mất 9 năm để thi công và khánh thành đầu năm 2011. Cả tuyến đường dài 36,5km, rộng 30m. Điểm cuối của tuyến đường là ngã tư 30/4, đây cũng là nút giao giữa đường Rừng Sác với khu du lịch biển, đồng thời dẫn vào ấp Hòa Hiệp (xã Long Hòa, huyện Cần Giờ).
Đến năm 2001, cây cầu Dần Xây được khánh thành, phà Dần Xây kết thúc sứ mệnh lịch sử. Kể từ thời điểm đó, đường Rừng Sác được nối liền, thông suốt trên một chặng, người dân không còn phải di chuyển thêm một chuyến phà trước khi đến với khu duyên hải huyện Cần Giờ.
Trong tương lai, để phục vụ quá trình phát triển trở thành một thành phố du lịch sinh thái chất lượng cao tầm quốc tế, huyện Cần Giờ được định hướng hình thành nhiều công trình, dự án lớn như Khu đô thị lấn biển Cần Giờ, cầu thay cho phà Bình Khánh, Cảng trung chuyển container quốc tế...
Trước khi có tuyến đường rộng 6 làn xe như hiện tại, con đường độc đạo xuyên rừng, hướng ra biển Cần Giờ chỉ là đường đất nhỏ hẹp, đủ cho một người, một phương tiện di chuyển qua. Đường Rừng Sác được nâng cấp lần đầu tiên vào năm 1985. Khi đó, tuyến đường đất sình lầy được chuyển thành đường cấp phối bằng sỏi và đá. Nhiều nhóm bạn trẻ nhà ở Quận 7, huyện Nhà Bè chọn con đường này để đạp xe, hóng gió...
Đường Rừng Sác những ngày này đẹp như tranh bởi sắc hoa nổi bật trên nền trời trong xanh
Đường Rừng Sác với tông màu mang hơi thở của mùa thu.
Những ngày này, đường nội đô trung tâm huyện nhuộm vàng sắc huỳnh liên đang bung nở.
Huyện đảo Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam TPHCM, là khu vực duy nhất của thành phố có vị trí địa lý giáp biển. Để di chuyển từ đất liền của TPHCM tới đây, người dân, du khách chỉ có một lựa chọn duy nhất là qua phà Bình Khánh (huyện Nhà Bè).
Những loài hoa nhiệt đới như giấy, phượng... đua nhau khoe sắc dọc tuyến đường trung tâm huyện Cần Giờ.
Đường Rừng Sác (Cần Giờ) là tuyến đường độc đạo đưa du khách vượt cánh rừng, tiến sát bờ biển. Dọc tuyến đường, khách tham quan được tận hưởng không khí trong lành với hệ thống động, thực vật đặc trưng.
Khi di chuyển trên tuyến đường này, người điều khiển phương tiện sẽ có dịp tham quan những nét đặc trưng nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào ngày 21/2/2000.
Một góc chụp ảnh hoài cổ được các bạn trẻ khám phá. Cây cổ thụ này nằm gần phà Bình Khánh.