Tuyệt đối đừng xem thường những người tiết kiệm tiền: Chỉ khi có tiền, bạn mới cảm nhận được sự an toàn!
Kiếm nhiều tiền, học cách tiết kiệm tiền, đó mới là chuyện đáng làm nhất của mỗi một người trưởng thành!
- 12-07-2020Cặp đôi trẻ chưa kết hôn, thu nhập tổng 4.500 USD mỗi tháng, vẫn để lại tiết kiệm được 2.300 USD
- 08-07-2020Gửi những người cầm tiền lương chưa nóng tay đã bay đi hết: Muốn thay đổi vận mệnh, hãy ngưng tiêu pha và chăm chỉ tiết kiệm tiền
- 06-07-2020Không tiết kiệm được 10 ngàn, thì đừng mong tiết kiệm được 1 triệu
"Khi nào bạn cảm thấy an toàn nhất?"
Hỏi câu này với những người xung quanh, không ít người trả lời như này:
"Khi trong ngân hàng có tiền tiết kiệm."
Vô cùng đồng cảm, tiền chính là nguồn cơn của mọi sự an toàn.
Không có tiền, bạn chỉ có thể trơ mắt ra nhìn người mình yêu thương vất vả mưu sinh, cơm áo gạo tiền;
Không có tiền, bạn chỉ có thể nhìn con cái nhà người ta được đi học, được phát triển một cách tốt nhất.
Có người từng nói: "Tôi thích tiền, bởi lẽ tôi đã trải qua cái sự vất vả khi không có tiền, tôi không biết cái xấu của tiền, chỉ biết cái điểm tốt của nó."
Cuộc sống rất thực tế, muốn sống thoải mái, muốn an toàn, hãy kiếm tiền, và càng phải biết cách tiết kiệm tiền.
01
Cứ không có tiền một lần, rồi bạn sẽ hiểu
Có câu: "Một đồng tiền cũng có thể đánh bại anh hùng hảo hán."
Câu nói này không hề sai.
Dưới đây là câu chuyện của Đ., một người dẫn chương trình:
Khi còn trẻ, anh ấy không giống như những đồng nghiệp khác, không nhận quảng cáo hay sự kiện thương mại, bởi lẽ anh cho rằng làm vậy sẽ mất hết hình tượng. Anh thậm chí còn gọi đó là "những đồng tiền đáng xấu hổ."
Là một người cá tính, lại có tài, thái độ của anh với tiền gói gọn trong hai chữ "tùy tiện", thích tiêu thì tiêu, thích ăn uống gì thì ăn.
Làm việc đã nhiều năm, nhưng tài khoản tiết kiệm lại nghèo nàn đến đáng thương.
Cho tới khi mẹ anh bị bệnh nặng phải nhập viện điều trị, đối mặt với tiền việc phí đắt đỏ tính theo ngày, lúc này, tư tưởng của anh ấy mới có sự thay đổi: Thì ra, không có tài khoản tiết kiệm lại khiến con người ta thê thảm như vậy.
Anh bắt đầu nhận một loạt những hoạt động mà trước đó anh thậm chí còn coi thường, nhận quảng cáo hay show diễn, thậm chí còn làm cả MC đám cưới.
Dù có "mất mặt", nhưng cũng không còn cách nào khác.
Bởi lẽ anh biết rằng: "Có bao nhiêu tiền thì mẹ sống thêm được bấy nhiêu ngày."
Khi biến cố bất ngờ xảy đến, bạn mới nhận thức ra được tầm quan trọng của tài khoản tiết kiệm.
Người ta là người dẫn chương trình có tiếng mà còn như vậy, nói gì tới những người bình thường như chúng ta.
Cũng giống như cậu bạn N. của tôi vậy.
Cậu sống một tuổi trẻ hết mình theo đúng nghĩa, đủ các loại hàng hiệu, ăn uống ở các nhà hàng cao cấp.
Cho tới khi ba bị phát hiện ra mắc bệnh ung thư thực quản, tài khoản ngân hàng còn có mười mấy triệu, đối mặt với tiền thuốc đắt đỏ, không còn cách nào khác, cậu phải chạy vạy vay tiền tứ phía.
Có những người, lúc sóng yên biển lặng thì còn miễn cưỡng giữ được thể diện.
Nhưng một khi gặp phải chuyện gì đó, lớp vỏ rỗng sáng choang ngay lập tức sẽ vỡ vụn.
Tiết kiệm tiền quan trọng ra sao?
Cứ không có tiền một lần đi rồi sẽ hiểu.
Trên mạng có người nói như này:
Ưu thế lớn nhất của người giàu đó là tỷ lệ được mắc sai lầm cao, bởi lẽ sai rồi, họ hoàn toàn có thể bù đắp lại được.
Không giống như người bình thường, khi công ty đột nhiên ngừng sản xuất, ngừng phát lương, tiền nhà tiền sinh hoạt tháng sau, không biết nên móc ở đâu ra.
Khi người nhà bệnh tật ốm đau, tiền thuốc còn đắt hơn cả vàng, không có tiền tiết kiệm, thứ mất đi, có thể là cả một sinh mạng.
Ngày mai và sự cố, bạn không bao giờ có thể biết cái nào sẽ tới trước.
Tiền quan trọng hay không, không nằm ở bạn, mà là nằm ở việc khi nào thì bạn cần dùng tới nó.
Bộ phim "Intolerable Cruelty" nói: "Thứ tôi yêu không phải là tiền, mà là cuộc sống độc lập tự do mà tiền mang lại."
Nếu bạn có tiền tiết kiệm, khi bạn cảm thấy không còn hứng thú với công việc nữa, bạn muốn ra nước ngoài du học, hoặc du lịch nghỉ ngơi một thời gian, bạn hoàn toàn có thể to gan xin nghỉ, xách ba lô lên và đi.
Nếu bạn có tiền tiết kiệm, khi ba mẹ nói thích cái này cái kia, bạn có thể mua cho họ mà chẳng cần phải băn khoăn về giá.
Nếu bạn có tiền tiết kiệm, bạn có có quyền nói và quyền lựa chọn, bạn có thể lựa chọn ở cùng ai và sống kiểu gì…
Có một tài khoản tiết kiệm, chính là đang để lại một đường lui cho tôn nghiêm, sự tự tin hay sự tự do khi nói "không" bất cứ khi nào.
Phương pháp giữ thể diện tốt nhất là nỗ lực kiếm tiền; phương pháp duy trì cảm giác an toàn nhất chính là tiết kiệm tiền.
Thế gian này, chẳng có ai là có thể dựa dẫm được hoàn toàn cả, chỗ dựa vững chắc nhất chính là tài khoản tiết kiệm có được do chính khả năng của bạn tích nên.
02
Tuyệt đối đừng xem thường những người biết tiết kiệm tiền
Người biết tiết kiệm tiền, ưu tú ra sao?
Người biết tiết kiệm, có tầm nhìn xa
Họ hiểu đạo lý "trong tay có lương, ắt không hoang mang", họ biết "ăn bữa trưa tính bữa chiều, làm người phải tính mọi điều trước sau", họ biết nâng cao năng lực kháng cự lại với biến cố, có tầm nhìn xa trông rộng.
Người biết tiết kiệm, rất kỉ luật tự giác
Họ biết cái gì nên mua, cái gì không, họ biết kiểm soát cảm xúc thỏa mãn của mình, có một sự tự giác và nhẫn nại vô cùng mạnh mẽ.
Người biết tiết kiệm, có trách nhiệm
Họ hiểu rằng, nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm, là một biểu hiện có trách nhiệm với tương lai, khi người nhà cần, họ có thể sảng khoái giúp đỡ, lúc mình khó khăn cũng sẽ không liên lụy người nhà.
Tương lai, tôi khuyên mọi người hãy học cách tiết kiệm tiền, học cách giữ cho mình một túi vàng đề phòng, học cách quy hoạch tương lai của mình.
Dưới đây là hai lời khuyên về tiết kiệm muốn chia sẻ với mọi người:
1. Chia nhỏ tiền: kế hoạch tích lũy rõ ràng
Tiền mỗi tháng kiếm được, tùy theo nhu cầu, chia ra làm 4 mảng: tiêu dùng hàng ngày, ăn chơi, tiết kiệm cố định và đầu tư linh hoạt.
Tiêu dùng hàng ngày là tiền sinh hoạt, điện nước, những chi tiêu mà tháng nào cũng phải chi.
Tiền ăn chơi là tiền cho ăn uống, đi chơi, mua sắm.
Mở một tài khoản tiết kiệm dài hạn, hoặc mở một thẻ riêng và cất tiền vào đó, chỉ vào chứ không ra.
Số tiền còn lại, có thể dùng cho các mục đích khác như đầu tư tài chính hay bảo hiểm…
Tổng thể mà nó, làm theo nguyên tắc "20% cho tiết kiệm, 80% cho cuộc sống".
2. Ghi chép: ghi chép thu chi rõ ràng
Chỉ chia mà không ghi chép lại thì vẫn có thể bị chi nhiều hơn thu.
Mỗi tháng tiền ăn hết bao nhiêu? Tiền nhà hết bao nhiêu? Mua quần áo hết bao nhiêu? Tiền đi lại xăng xe hết bao nhiêu?
Ghi chép lại những chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày, rồi dần dần có sự điều chỉnh và cải tiến.
Tiền ăn đắt quá, có thể thử tự nấu ăn.
Quần áo mua nhiều quá, tiết kiệm lại;
Tiền xăng xe đắt quá, thỉnh thoảng dậy sớm bắt xe buýt đi làm…
Tiêu 100 ngàn và tiêu 300 ngàn, thực ra, chất lượng cuộc sống của bạn sẽ chẳng có thay đổi gì quá lớn, nhưng thứ mà bạn tiết kiệm được chính là 200 ngàn.
3. Đầu tư: để trứng ở nhiều giỏ
Tùy theo tình hình cụ thể của bản thân mà lựa chọn những phương thức đầu tư hợp lý, gia tăng cái "thu nhập động" lên.
Tất nhiên, trước khi làm gì, hãy có sự tìm hiểu thật kĩ lưỡng, đừng mù quáng theo đám đống, cũng đừng bao giờ bỏ tất cả trứng gà vào cùng một làn.
Kiếm nhiều tiền, học cách tiết kiệm tiền, đó mới là chuyện đáng làm nhất của mỗi một người trưởng thành!
Báo Dân sinh