MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tuyệt đối không cho 8 kiểu người này vay tiền nếu không muốn "đòi nợ mà như đi ăn xin"

12-03-2022 - 19:45 PM | Sống

Cho những kiểu người này vay tiền, bạn chẳng những mất tiền, mất tình cảm mà còn có thể rước họa vào thân.

Người ta thường nói, hãy thử mượn tiền để biết được lòng người, trả tiền để thấu được nhân phẩm. Vấn đề mượn và trả tiền đôi khi cũng là một nghệ thuật sống, bởi tiền bạc chính là mồ hôi công sức của ta làm nên, cho người mượn rồi không trả sẽ rất sợ, nhưng không cho có khi lại mất lòng.

Bởi thế ta nên biết nhìn người mà cho mượn, vì 6 kiểu người sau đây nếu cho mượn sẽ chỉ thêm thiệt thân:

1. Một người bạn đã không liên lạc trong một thời gian dài, đột nhiên muốn vay tiền

Cuộc sống giống như một chuyến xe, và ở những giai đoạn khác nhau của chuyến xe, có người đi lên xe, có người đi xuống. Chẳng hạn như trên xe của chúng ta có bạn thời thơ ấu, học sinh trường tiểu học, học sinh trung học cơ sở, học sinh cấp 3, sinh viên đại học, đồng chí, đồng nghiệp,... nhưng cuối cùng có thể đi cùng với chúng ta để hoàn thành cuộc sống chỉ có vài người.

Ngày hôm qua không thể ở lại, nếu người cũ không đi thì người mới sẽ không đến, vì vậy chúng ta phải đối mặt với cuộc sống và những "hành khách" đi qua trong cuộc đời.

Vào một buổi chiều, chúng ta đột nhiên nhận được một cuộc điện thoại từ một người bạn học cùng lớp đã không liên lạc trong một thời gian dài. Khi chúng ta tự hỏi tại sao họ biết số điện thoại của chúng ta, họ đã nhanh chóng hỏi vay tiền với sự khẩn cấp. Ban đầu, bạn muốn tập trung vào việc chọn ra những ký ức tốt đẹp của mình về họ, thêm lời chào, tâm sự nhiều thêm nhưng họ đã đi thẳng vào chủ đề để nói về tiền bạc.

Tại thời điểm này, chúng ta phải rõ ràng. Đừng bao giờ nhìn bạn học cũ bằng con mắt cũ, bởi vì chúng ta không hiểu những gì họ đã trải qua, và mọi người đều sẽ thay đổi. Khi họ không thiếu tiền, họ không nghĩ đến chúng ta. Nếu họ thiếu tiền, họ sẽ tìm vay khẩn cấp. Cho những người như vậy vay tiền, rất có khả năng "tiền đi không trở lại". Và đó cũng là những người bạn "đến vội vàng, và đi cũng vội vàng"!

2. Người thân, họ hàng có tính cách xấu

Khi chúng ta cho vay tiền, nhất là cho người thân vay thì hãy suy nghĩ cẩn thận. Mặc dù là người thân nhưng tiền không thể tùy tiện trao cho người có tính cách xấu, ví dụ như siêng ăn nhưng nhát làm, bởi vì cảm giác phải đi đòi lại số tiền đã cho người thân vay lâu ngày không trả thực sự rất khó chịu.

Để kiếm được đồng tiền, bạn đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, thậm chí là đổ máu mới có. Do đó, cho dù có là người thân đi chăng nữa thì bạn cũng không thể cho người có tính cách xấu vay tiền được.

3. Người có tài chính và thu nhập không ổn định

Vay tiền, bạn cần phải hoàn trả. Với người có thu nhập ổn định, có khả năng sẽ trả. Còn người không có tài chính thu vào, thậm chí còn không thể trả nổi. Nhiều người không phải là không muốn trả lại tiền, nhưng họ thực sự không có khả năng trả lại.

Năng lực của họ chỉ đủ để chi tiêu sinh hoạt thường ngày, phải đi vay mượn một số tiền đáng kể vì lý do riêng chẳng hạn như mua nhà, thuê xe, làm đám cưới cho con cái… Dù họ có ký cam kết trả nợ với lãi suất cao đến mấy đi nữa thì cũng rất khó có đủ khả năng chi trả lại món nợ này.

Chính vì thế, nếu bạn có thừa khả năng thì coi như giúp đỡ, biếu tặng họ số tiền đó trong lúc khốn khó. Còn nếu không, tốt nhất bạn không nên sĩ diện mà cắn răng cho vay.

4. Bạn bè vay tiền để đầu tư và chi tiêu, và hứa lãi suất cao

Mặc dù người xưa nói với chúng tôi rằng "tá cấp bất tá cùng", điều đó có nghĩa là bạn có thể cho những người có nhu cầu cấp bách vay tiền nhưng bạn không thể cho những người lười biếng vay tiền. Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt rõ ràng vấn đề "khẩn cấp".

Nếu một người bạn vay tiền để đầu tư, chẳng hạn như mua xe hơi, mua nhà, kinh doanh hoặc thậm chí là một dự án rủi ro hơn, chúng ta không thể cho vay tiền.

Lãi suất cao luôn đi kèm với rủi ro cao. Nếu một người bạn kiếm được tiền, anh ta có thể trả lãi cho chúng ta trong vài tháng đầu, nhưng nếu họ mất tiền, họ sẽ tìm ra những lý do khác nhau để trốn tránh, và sau đó họ sẽ cãi lộn trở mặt và thậm chí hai bên sẽ tiến hành kiện tụng lẫn nhau. Kiện cáo là một quá trình dài, tốn nhiều thời gian và công sức mà rút cuộc bạn cũng sẽ không thể lấy lại được tiền, và hai người từ bạn bè sẽ trở thành kẻ thù.

5. Kiểu người không có ý định trả nợ

Nhiều người mượn tiền cứ oang oang cái miệng rằng: "Tại sao tôi phải trả lại số tiền tôi đã vay?". Một số người khác lại bảo mượn tiền rồi thì mắc gì phải trả lại và cuỗm luôn số tiền đã mượn.

Thực sự có một logic đáng xấu hổ như vậy trong suy nghĩ của những thành phần bất hảo. Họ nghĩ rằng: Mượn tiền không trả, như vậy mới có gan, có bản lĩnh. Nhưng, có bản lĩnh không có nghĩa rằng mượn tiền xong rồi quỵt. Bản lĩnh ở đây có nghĩa là nếu bạn đã có gan vay tiền, thì bạn phải tìm cách kiếm tiền để trả lại cho chủ nợ. Những người quá ngang ngược như vậy, tốt nhất đừng cho họ mượn tiền.

6. Người mượn số tiền nhỏ, nhưng mượn rất nhiều người

Có đôi khi, họ chỉ tìm đến bạn để vay mượn vài trăm ngàn, hoặc cùng lắm là 1-2 triệu đồng. Số tiền không lớn nên từ chối cũng ngại, bạn thường dễ dàng chấp nhận cho vay, dù đôi khi họ luôn trễ hẹn trả nợ.

Tuy nhiên, nếu phát hiện người này đồng thời mượn tiền từ rất nhiều người khác nhau thì rủi ro tăng lên đặc biệt cao. Bạn không thể biết rằng, họ có cầm tiền của bạn để trả nợ cho anh A hay chị B mà trước đó đã mượn hay không. Và cũng khó có thể kiểm soát rằng liệu họ đã trả hết cho những người kia chưa, biết họ có đang ôm nợ quá nhiều hay không mà cho mượn thêm.

7. Không cho người xa lạ vay tiền

Bình thường khi đi vay mượn tiền, ngoài người vay và người cho vay còn có một người có vai trò quan trọng, đó là người bảo lãnh. Thường thì người bảo lãnh này là một người bạn chúng ta quen và tin tưởng, còn người đi vay là bạn của bạn bè mà chúng ta không biết rõ.

Khi bạn của bạn bè mượn tiền của chúng ta, dù họ sẽ hứa trả lãi cao, nhưng rủi ro là rất lớn. Kết quả cuối cùng rất có thể là người thực sự vay tiền của bạn không trả lại. Thế là bạn mất luôn cả chì lẫn chài.

Trong tình huống đó chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn. Mối quan hệ giữa chúng ta và bạn bè đứng ra bảo lãnh sẽ xấu đi. Cuối cùng, mọi người sẽ phải trải qua việc kiện tụng, cãi vã mất thời gian và công sức. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn không nên cho những người không quen thân vay tiền dù có được ai bảo lãnh đi chăng nữa.

8. Người có phẩm hạnh bất chính

Nếu một người vướng vào các tệ nạn xã hội, đối nhân xử thế tệ hại, chứng tỏ phẩm hạnh bất chính, không phải người tử tế hay giữ chữ tín gì cả. Như vậy, cho dù họ có năn nỉ hay cầu xin, hoặc lấy tài sản ra để thế chấp thì cũng nên khéo léo từ chối yêu cầu vay mượn. Giao dịch hay trao đổi với kiểu người này rất dễ dính vào rắc rối.

Theo Như Ca

Gia đình và Xã hội

Trở lên trên