"Tuýt còi" với 4 địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao tại Hàn
Ảnh minh họa.
Việc tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc năm 2022 áp dụng tại các địa phương có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn từ 27% trở lên.
- 01-07-2022Địa phương lần đầu tiên lọt top 10 tỉnh, thành thu hút dòng vốn FDI lớn nhất cả nước có tiềm năng gì?
- 01-07-2022Sau khi công bố GDP quý 2/2022, Việt Nam được dự báo tăng trưởng cao nhất trong khối ASEAN-6
- 01-07-2022Top 10 địa phương có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất và nhỏ nhất
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động đi Hàn Quốc với 8 quận, huyện của 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa.
Việc tạm dừng tuyển chọn lao động tại một số địa phương căn cứ theo Bản ghi nhớ về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2020-2022.
Theo đó, việc tạm dừng tuyển lao động áp dụng với 8 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên.
Việc tạm dừng tuyển chọn lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn họp đồng và lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước.
Việc áp dụng biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương năm 2023 sẽ căn cứ vào tỷ lệ và số lượng lao động của các địa phương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vào thời điểm cuối năm 2022.
Tổng chỉ tiêu tiếp nhận lao động nước ngoài theo Chương trình EPS Hàn Quốc sẽ tiếp nhận trong năm 2022 được quyết định ở mức 59.000 người (tăng 7.000 chỉ tiêu so với năm 2021), được phân bổ theo ngành nghề như sau:
Ngành sản xuất chế tạo: 44.500 chỉ tiêu (tăng 6.800 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành nông nghiệp, chăn nuôi: 8.000 chỉ tiêu (tăng 1.600 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành ngư nghiệp: 4.000 chỉ tiêu (tăng 1.000 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành xây dựng: 2.400 chỉ tiêu (tăng 600 chỉ tiêu so với năm 2021); Ngành dịch vụ: 100 chỉ tiêu (giữ nguyên so với năm 2021).
Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở Hàn Quốc theo hợp đồng là 1.209 người.
BizLive