Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tới 40,1% trong năm 2023, MB giữ vững ngôi vị quán quân về CASA năm thứ 2 liên tiếp
Nhờ tiên phong về số hoá ngân hàng, năm 2023 ghi nhận năm thứ 3 liên tiếp MB thu hút khách hàng mới với hơn 6 triệu KH mỗi năm, đưa tổng lượng khách hàng phục vụ lên con số 27 triệu.
- 30-01-2024Toàn cảnh KQKD 28 ngân hàng: Cập nhật Big 4, MB, SHB, Eximbank,..., HDBank và VPBank gây bất ngờ lớn
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023. Theo đó, MB tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô với tổng tài sản tăng xấp xỉ 30% đạt 950.000 tỷ đồng, CASA duy trì mức trên 40%, quản lý hiệu quả chi phí hoạt động, đồng thời tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong cuộc đua chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Tăng trưởng mạnh ở tất cả các chỉ tiêu trọng yếu
Năm 2023, MB đã tận dụng tối đa được room tín dụng NHNN phê duyệt, tăng trưởng tín dụng của riêng Ngân hàng đạt 28,2%. Trong đó, dư nợ cho nhóm ngành ưu tiên theo định hướng của Chính phủ chiếm 65%. MB đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất 7 lần trong năm 2023 với mức giảm từ 2% - 4% để hỗ trợ Khách hàng tiếp cận vốn vay, đồng hành tháo gỡ khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
MB vẫn duy trì đà tăng trưởng khách hàng bền vững, tổng số lượng Khách hàng MB đến 31/12/2023 đạt gần 27 triệu. Năm 2023 là năm thứ 3 liên tiếp MB thu hút được hơn 6 triệu KH mới (năm 2021 là 6,2 triệu; năm 2022 là 6,9 triệu KH mới và năm 2023 là 6,3 triệu KH mới). Tỷ lệ giao dịch trên kênh số của MB duy trì ở mức cao, đạt đến 97%; quy mô giao dịch chuyển tiền của MB qua NAPAS đứng đầu hệ thống trong 3 năm liên tiếp (2021 – 2023). Đạt được những con số ấn tượng này phần lớn nhờ vào chiến lược đầu tư công nghệ dài hạn, giúp MB liên tục mở rộng không gian tăng trưởng và phục vụ quy mô Khách hàng lớn. Các nền tảng số của MB tiếp tục chứng tỏ sức hút trên thị trường: App MBBank là nền tảng Ngân hàng dành cho Khách hàng cá nhân được tải xuống nhiều nhất App Store Việt Nam trong ba năm qua, hiện sở hữu 22,4 triệu người dùng.
Trong năm qua, số lượng thanh toán không tiền mặt của MB đạt 3,6 tỷ giao dịch, tăng 1,5 lần so với năm 2022. Doanh thu trên các nền tảng số của MB chạm mốc 24,4%. "Trong 4 năm tới, MB xác định doanh thu trên nền tảng số sẽ chiếm 50% doanh thu cho ngân hàng." – ông Lưu Trung Thái – Chủ tịch HĐQT cho hay.
Tiếp tục giữ "ngôi vương" về CASA với trên 40%, hoạt động kinh doanh thẻ bứt phá ấn tượng
MB duy trì CASA ổn định ở mức cao, tỷ lệ CASA năm 2023 đạt 40,1%. Như vậy MB đã chính thức giữ vững ngôi vị quán quân về CASA trong hệ thống ngân hàng Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp (Techcombank đứng thứ hai với CASA 39,9%).
Tiền gửi của Khách hàng đạt 569.640 tỷ đồng, tăng 27,3% so với đầu năm. Số dư CASA năm 2023 cũng tăng trưởng gần 27% so với năm 2022.
Hoạt động thẻ của MB cũng có những chuyển mình ấn tượng trong thời gian gần đây bằng việc liên tục ra mắt các dòng sản phẩm thẻ mới như Hi ShopeeFood, Hi Slay-dy, Vòng tay thanh toán MB Stellar, Hi Sky Card… Đây là những sản phẩm nổi bật trong bộ sưu tập thẻ Hi Collection của MB đã gây bão suốt thời gian vừa qua vì ngoại hình nổi bật, tính năng thẻ 2-in-1 dẫn đầu xu hướng và việc đăng ký mở thẻ hết sức đơn giản và nhanh chóng ngay trên App MB.
Hoàn thành và vượt tất cả mục tiêu kinh doanh năm 2023
Lũy kế cả năm 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB đạt hơn 26.306 tỷ đồng, tăng trưởng 15,7% so với năm 2022. Trong đó, riêng Ngân hàng lợi nhuận đạt 24.688 tỷ đồng, tăng 21,5% so với n ăm trước, cho thấy đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khả năng sinh lời ở mức cao, ROA và ROE lần lượt là 2,5% và 25%.
Chi phí hoạt động của MB được tối ưu thêm 1% so với Năm 2022, tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu (CIR) theo BCTC hợp nhất 31,5%; CIR riêng Ngân hàng 29,15%. Với quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, tỷ lệ CIR của MB tiếp tục được tối ưu năm thứ 4 liên tiếp (từ mức 35,56% năm 2020 về 29,15% năm 2023). Điều này tạo dư địa để MB tăng trưởng mạnh mẽ hiệu quả, đồng thời có nguồn lực để triển khai các chương trình hỗ trợ giảm lãi suất cho Khách hàng theo định hướng của Chính phủ, NHNN.
Tỷ lệ nợ xấu năm 2023 khoảng 1,4%, tăng nhẹ 0,2% so với thời điểm 30/6/2023, tương ứng với xu hướng cùa ngành ngân hàng năm 2023.
Chi phí dự phòng rủi ro được quản lý chặt chẽ theo tiêu chuẩn, năm MB hoàn nhập dự phòng hơn 4.800 tỷ đồng (tăng gấp đôi so với 2022) từ danh mục cơ cấu nợ thành công cho các nhóm Khách hàng Covid từ 2020, 2021 và đến nay cơ bản các Khách hàng cơ cấu đã phục hồi hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2023 đạt khoảng 116%.
Trong năm 2023, Fitch Ratings nâng bậc xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với MB từ B+ lên BB- dựa trên đánh giá khả năng sinh lời, chất lượng tài sản được cải thiện và quá trình chuyển đổi số quyết liệt của Ngân hàng. Và tại báo cáo đánh giá, Fitch Ratings cũng nhận định trong 12-18 tháng tới, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời của MB tiếp tục được hỗ trợ nhờ độ tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt nam.
An ninh Tiền tệ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Cuộc đua CASA ngân hàng: Từ “thách thức kép” 2023 sang “thuận lợi kép” 2024
- Sẽ sớm có ngân hàng Việt Nam cán mốc lợi nhuận 2 tỷ USD
- Chạy đà ấn tượng, Techcombank sẽ “bay cao” trong năm “rồng”?
- Cuộc đua tăng vốn ngân hàng: Từ một nhà băng vắng tên trong Top 10, sau 10 năm vọt lên dẫn đầu và bỏ xa Big 4
- Cuộc đua hút tiền gửi: Những ngân hàng nào được người dân gửi nhiều tiền nhất?