Tỷ phú đã là gì, ngay cả thành viên hoàng gia giàu có hàng đầu thế giới muốn sở hữu món đồ này còn phải xếp hàng dài mới đến lượt
Sự thiếu hụt trầm trọng của đồng hồ Rolex trong hai năm qua là chủ đề được bàn tán sôi nổi.
- 15-12-2022'Ông hoàng chứng khoán' khẳng định: Người có thể trở nên giàu có nhất định không làm 2 điều này, sớm áp dụng thì làm nên đại sự
- 14-12-2022Phá sản với số tiền hơn 80 tỷ đồng, giám đốc chấp nhận đi làm phụ hồ để trả hết nợ: Tiền không dễ kiếm, đừng để người khác cũng phải chịu khổ
- 13-12-2022Mỹ nhân duy nhất có đường cong đạt tỷ lệ vàng: Từ tuổi thơ sống trong cảnh thiếu thốn đến bà chủ sở hữu công ty tỷ đô, lọt top phụ nữ giàu nhất nước Mỹ
Thông thường trong tình huống khan hiếm sản phẩm, nhiều người cho rằng sự giàu có và tầm ảnh hưởng sẽ giúp họ được ưu tiên "chen hàng" trong danh sách chờ mua và cầm trên tay chiếc đồng hồ đáng mơ ước.
Tuy nhiên sự thật không phải như vậy, Mohammed Abdulmagied Seddiqi (Giám đốc thương mại của Seddiqi Holding, chủ sở hữu nhà bán lẻ đồng hồ Thụy Sĩ tại UAE) cho biết.
Cận cảnh dây đeo Oyster Perpetual Lady-Datejust. Ảnh: Watch Pro.
Ngay cả tỷ phú, thành viên hoàng gia cũng phải chờ đến lượt
Thực tế, những tỷ phú hay người có tầm ảnh hưởng nhất cũng phải kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mới được chạm tay vào một chiếc Rolex. Thậm chí dù khách hàng là thành viên hoàng gia của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), họ vẫn phải chờ đợi như bao người khác. Theo SCMP, hoàng gia Abu Dhabi (UAE) là một trong 5 hoàng gia giàu nhất thế giới.
Nếu một thành viên hoàng gia muốn đồng hồ với mục đích sử dụng cá nhân, họ sẽ có được thứ họ muốn. Nhưng khi họ mua hàng để làm quà tặng, thương hiệu sẽ chọn lọc kỹ hơn.
"Một số người cảm thấy khó chịu về điều này. Nhưng chúng tôi cần đảm bảo sự công bằng giữa các khách hàng và đảm bảo rằng sản phẩm được trao cho đúng chủ nhân", Mohammed Abdulmagied Seddiqi nói.
Mohammed Abdulmagied Seddiqi. Ảnh: SJX Watches.
Ahmed Seddiqi & Sons là nhà phân phối độc quyền duy nhất của Rolex tại Dubai, mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1960 bằng cách mua đồng hồ từ các nhà phân phối ở các quốc gia vùng Persian Gulf. Hiện, Ahmed Seddiqi & Sons điều hành hơn 50 cửa hàng trong nước, bao gồm bốn cửa hàng Rolex. Cửa hàng Rolex lớn nhất thế giới cao ba tầng và là một trong hai cửa hàng Rolex ở Dubai Mall rộng lớn.
Nhu cầu chưa từng có đối với đồng hồ sang trọng không phải là vấn đề xấu với Seddiqi & Sons. UAE là thị trường lớn thứ 9 thế giới về đồng hồ Thụy Sĩ và thị trường này đã trải qua sự tăng trưởng vượt bậc trong năm nay.
"Chúng tôi đã đạt đến mức độ mà khi có sẵn một chiếc đồng hồ, khách hàng có thể sẵn sàng đến mua không cần biết đó là mẫu gì. Chúng tôi có gì, họ sẵn sàng lấy thứ đó", Seddiqi nói. Hầu hết sản phẩm tại cửa hàng chỉ để trưng bày còn hàng để bán sẽ được mua hết trong tối đa 1-2 ngày.
Trong khi danh sách chờ của Patek Philippe giới hạn ở mức 20-30 người, Rolex duy trì danh sách khách hàng giới hạn khoảng 4.000 người. Họ là nhà tiêu dùng đủ điều kiện để mua đồng hồ nổi tiếng của thương hiệu. Ai cũng có thể bị loại khỏi danh sách, nguyên nhân chủ yếu là họ mua đồng hồ để kiếm lợi nhuận.
Hầu hết đồng hồ mang tính biểu tượng của hãng không còn hàng, đặc biệt là những chiếc thể thao bằng thép không gỉ. Cách duy nhất để sở hữu chúng là mua trên thị trường bán lại với mức giá "không tưởng" so với giá bán lẻ.
Rolex Datejust được trưng bày tại hội chợ đồng hồ và trang sức Baselworld ở Basel (Thụy Sĩ) vào tháng 3/2018. Ảnh: Reuters.
Đồng hồ Rolex mua khó vì đâu?
Hồi cuối năm 2021, nhà chế tác Thụy Sĩ từng đưa ra tuyên bố chính thức, cho biết sự thiếu hụt này là do nhu cầu chưa từng có trên thị trường. Đồng thời thương hiệu khẳng định rằng "sự khan hiếm sản phẩm không phải là chiến lược của họ".
Thương hiệu không tiết lộ bất cứ thông tin nào về hoạt động của họ. Song nhiều thông tin cho biết phải mất một năm để sản xuất ra một chiếc Rolex và mỗi năm thương hiệu "cho ra lò" được khoảng một triệu chiếc. Mỗi chiếc đều được lắp ráp thủ công tại một trong 4 địa điểm của hãng ở Thụy Sĩ, yêu cầu rất nhiều bộ phận và hầu như công đoạn nào cũng được làm từ vật liệu cơ bản trong nhà.
Thợ đồng hồ tại xưởng phục hồi Rolex ở Geneva, làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ. Ảnh: Rolex.
Sau khi tất cả các bộ phận của một chiếc đồng hồ Rolex được hoàn thành, chúng sẽ được lắp ráp chủ yếu bằng tay. Các điểm đánh dấu giờ được đặt riêng lẻ bằng tay, cho thấy quy trình rất tốn thời gian. Hoàn toàn không có lối tắt nào khi nói đến quy trình sản xuất tổng thể. Do đó, mỗi phần mất thời gian rất dài để có thể hoàn thiện. Tất nhiên, thương hiệu cũng có những tiêu chuẩn đánh giá nghiêm ngặt cho sản phẩm.
Tình trạng khan hiếm đồng hồ Rolex không phải là mới nhưng vấn đề ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, các cửa hàng phải đóng cửa. Người tiêu dùng buồn chán ở nhà liên tục tiêu tiền vào những món đồ xa xỉ. Ngay cả những người không biết gì về đồng hồ cũng muốn có một chiếc vì thấy bạn bè xung quanh đang mua chúng.
Hai khách hàng mua đồng hồ Rolex tại một cửa hàng ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Dickson Lee.
"Một tuần trước, tôi gặp khách hàng đeo trên tay chiếc Rolex Daytona và anh ta không biết chức năng của đồng hồ là gì. Vấn đề chính không phải chức năng Daytona là gì, mà là độ hot. Đấy là lý do duy nhất họ muốn mua", Seddiqi nói. Daytona là đồng hồ bấm giờ và là một trong những mẫu được các nhà sưu tập thèm muốn nhất.
Rõ ràng nhu cầu lớn, nhưng thương hiệu không có ý định tăng cường sản xuất nếu quá trình này làm giảm chất lượng sản phẩm. Rolex được thành lập vào năm 1905 và phát triển thành một trong những nhà sản xuất đồng hồ xa xỉ lớn hàng đầu thế giới. Đến nay, thương hiệu vẫn có khả năng sản xuất đồng hồ theo tiêu chuẩn cao nhất trong ngành. Đó là những lý do đằng sau danh sách chờ dài hàng nghìn người muốn mua đồng hồ xa xỉ.
Theo LuxuryLaunches
Nhịp sống thị trường