Tỷ phú Điền Gia Bính: Được mệnh danh là "vua đồ da" nhưng chỉ mặc 2 bộ đồ tây suốt 50 năm, hiến toàn bộ tài sản xây dựng hơn 300 trường học
“Nếu con cháu tôi giỏi hơn tôi, vậy chúng cần của cải để làm gì? Còn nếu con cháu tôi không bằng tôi, vậy để lại của cải cho chúng có ích gì?”, tỷ phú Điền Gia Bính nói.
- 17-07-2022"Hoàng hậu quốc dân" với hành trình gian nan chinh phục quê hương chồng và nỗi buồn sâu thẳm bên trong
- 17-07-2022Từng "mù" Tiếng Anh, chàng trai 27 tuổi trở thành Thạc sĩ 3 trường ĐH Mỹ: Mong lập công ty để giúp đỡ trẻ em nghèo Việt Nam
- 17-07-2022Bill Gates nói gì khi được hỏi ‘thấy 100 USD dưới đất, ông có nhặt lên không’?
Doanh nhân đại tài
Ở Trung Quốc, một doanh nhân lớn tuổi tên Điền Gia Bình đã dùng cả đời mình để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, ông sẵn sàng quyên góp cả gia tài hàng tỷ USD để xây dựng trường học. Khi được hỏi, ông chỉ nhẹ nhàng giải thích: “Nếu con tôi thật sự tài giỏi, thì cần gì tôi để lại của cải cho chúng nó hưởng?”. Điều hiếm hoi hơn nữa là 9 người con của ông đều sẵn sàng chấp nhận sự sắp đặt của cha mình.
Doanh nhân sinh năm 1919 Điền Gia Bính.
Ngoài danh hiệu “Cha đẻ của hàng trăm trường học của Trung Quốc”, ông còn được mệnh danh là “Vua đồ da”. Tài sản của ông từng có thời sánh ngang với đại gia nổi tiếng Lý Gia Thành, nhưng Điền Gia Bính trông không hề “giàu có” chút nào: Ông mặc hai bộ đồ tây trong suốt 50 năm, không đi ô tô riêng mà chỉ đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm, thực hiện chủ trương tiết kiệm đến cùng.
Quê gốc của Điền Gia Bính ở Đại Bộ, Quảng Đông. Gia đình ông không phải là một gia tộc lớn nhưng khá giàu có nhờ kinh doanh đồ sứ. Năm 16 tuổi, vì cha mất nên ông buộc phải bỏ học để gánh vác gia đình.
Mang trọng trách nặng nề trên vai, không ngờ lại gặp chiến tranh khiến đời sống kinh tế trở nên lao đao. Để kiếm sống, ông đành chuyển đến Indonesia tiếp tục công việc kinh doanh đang phát triển của gia đình.
Điền Gia Bính khá có tài kinh doanh, sau khi đến Indonesia, nhận thấy nơi đây có nguồn cao su dồi dào, vị trí địa lý rất tốt nên ông lập tức quyết định thành lập nhà máy sản xuất cao su theo điều kiện của địa phương.
Với sự cần cù và tinh thần tiên phong sẵn có, công việc kinh doanh của ông ngày càng phát đạt, và ông đã trở thành một trong những người giàu nhất Indonesia lúc bấy giờ ở tuổi 30. Tuy nhiên, vào năm 1957, vì ông hy vọng con mình có thể được giáo dục theo truyền thống của Trung Quốc, thế nên Điền Gia Bính đã trở về Hong Kong một lần nữa.
Nhờ sự nhạy cảm với cơ hội kinh doanh vốn có của một doanh nhân, Điền Gia Bính đã nhận thấy thị trường đồ da còn đang trống ngay khi bước chân xuống Hong Kong, Trung Quốc. Nói là làm, ông thành lập xưởng da thuộc và một loạt ngành công nghiệp mở rộng, trở thành “Vua đồ da” nổi tiếng khắp xứ Cảng Thơm.
“Nhà từ thiện” trứ danh
Sự nghiệp phát đạt không làm cho Điền Gia Bính hãnh diện và tự mãn. Ông luôn mang trong mình một hối tiếc không thể bù đắp trong cuộc đời, đó là không thể hoàn thành tốt việc học của mình khi còn nhỏ. Do đó, ông cho rằng còn nhiều đứa trẻ đang mất cơ hội học hành do biến động gia đình như mình ngày xưa, nên trong suốt nửa đời sau, ông bắt đầu thực hiện công cuộc “phân phát tài sản” của mình.
Lúc đó Hong Kong đang trong thời kỳ kinh tế thịnh vượng, trong khi nhiều người giàu có đang ngấm ngầm cạnh tranh, thay phiên nhau mở rộng đế chế kinh doanh của họ, thì chỉ có Điền Gia Bính dường như không đi theo xu hướng này.
Thay vào đó, ông phá dỡ 4 tòa nhà công nghiệp của mình và biến chúng thành Quỹ từ thiện Điền Gia Bính. Sau đó, ông tích cực quyên góp cho các hoạt động phúc lợi công cộng như giáo dục, chăm sóc y tế và giao thông, mang lại lợi ích cho nhiều nơi ở hai vùng eo biển.
Quyên góp toàn bộ tài sản để làm từ thiện
Ông đã tham gia vào hơn 1.000 dự án từ thiện, bao gồm xây 93 trường đại học, 166 trường trung học cơ sở, 35 trường tiểu học và hàng nghìn thư viện, với tổng số tiền quyên góp lên đến hàng tỷ đồng. Để ghi ơn những đóng góp to lớn của ông cho xã hội, vào năm 1993, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã đặt tên cho một tiểu hành tinh 2886 mới được phát hiện là Ngôi sao Điền Gia Bính.
Tượng Điền Gia Bính - "Cha của trăm ngôi trường ở Trung Quốc".
Theo quan điểm của Điền Gia Bính, giáo dục là nền tảng của việc học và nuôi dưỡng tài năng. Ông làm từ thiện rất nhiều chỉ để bản thân được hạnh phúc mà không muốn công khai. Cách sống của ông cũng giống như tiểu hành tinh cùng tên với mình: Ánh sáng lấp lánh, không rực rỡ lắm, nhưng có thể chiếu sáng trái đất trong thời gian dài.
Theo Sina