Tỷ phú "liều ăn nhiều" Masayoshi Son muốn ra mắt quỹ đầu tư trăm tỷ USD thứ 2, liệu thị trường công nghệ có đủ sức hấp thụ?
Nếu các nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon hay Phố Wall được hỏi rằng gần đây điều gì có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến việc thoái vốn của các công ty startup công nghệ, thì hầu hết họ sẽ trả lời rằng: Quỹ Vision trị giá 100 tỷ USD của tỷ phú Masayoshi Son.
- 16-05-2018100 tỷ USD là chưa đủ, tỷ phú 'liều ăn nhiều' Masayoshi Son vừa tuyên bố 'chắc chắn sẽ có quỹ thứ 2'
- 14-05-2018"Soi" quỹ đầu tư 100 tỷ USD đang khuấy đảo giới công nghệ của tỷ phú "liều ăn nhiều" Masayoshi Son
- 09-05-2018Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran: Tổng thống Trump "nhất tiễn hạ song điêu", nắn gân Triều Tiên trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử
- 06-05-2018SỐC: Sir Alex Ferguson bị xuất huyết não, phải phẫu thuật khẩn
Son, người sáng lập và CEO của SoftBank Group Corp., hiện tại đã thực hiện "phiên bản 2.0" của quỹ này, có thể quy mô tương tự như dự án đầu tiên. Quỹ Vision hiện đang là quỹ công nghệ lớn nhất thế giới và Vision 2.0 có thể sẽ ra mắt trong năm tới, tuy nhiên trong thời gian nào thì thuộc về vấn đề mang tính riêng tư của công ty.
Một quỹ đầu tư khổng lồ khác cho các giao dịch giữa các công ty công nghệ tư nhân sẽ cung cấp người sáng lập một khoản tiền mặt để phát triển doanh nghiệp và các nhà đầu tư ban đầu có để chốt lời và tăng thanh khoản cho công ty. Tuy vậy, quỹ này cũng có thể là nguyên nhân gây lạm phát cho các công ty tư nhân vốn đã bị bơm thổi, chèn ép các nhà đầu tư khác và trì hoãn việc chào bán công khai và sự giám sát của thị trường.
Kathleen Smith, quản lý tại Renaissance Capital, giám đốc quỹ giao dịch tập trung vào thị trường IPO, cho biết: "Các công ty tư nhân được hỗ trợ quá nhiều tiền. Và khi có quá nhiều tiền, lợi suất sẽ ngày càng nhỏ lại. Đó chính là tình hình hiện tại."
Doanh nhân đến từ Nhật Bản, Son, đã tổ chức các cuộc thảo luận sơ bộ với các nhà đầu tư về việc ký kết cho một quỹ thứ hai, có khả năng sẽ thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư hơn quỹ đầu tiên. Đối với Quỹ Vision đầu tiên, hầu hết các khoản đóng góp đến từ các quỹ đầu tư quốc gia của Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tại cuộc thảo luận, quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra và có khả năng ông Son sẽ thay đổi kế hoạch. Đại diện của SoftBank từ chối bình luận về việc này.
Quỹ mới đã được triển khai
Mặc dù Quỹ Vision đã không còn hoạt động chỉ từ 1 năm trước, nhưng các khoản đầu tư đã được triển khai với khoảng 45 tỷ USD. Trong khi một khoản tiền mặt đã được rót vào cổ phần của các công ty niêm yết, như nhà sản xuất chip Nvidia Corp., phần lớn đã được sử dụng để mua cổ phần của các công ty tư nhân. Quỹ Vision là nhà đầu tư lớn nhất của Uber với khoản rót vốn trị giá 9,3 tỷ USD; 4,4 tỷ đô la được đầu tư vào WeWork.
Dan Baker, một nhà phân tích của Morningstar Investment Management Asia Ltd tại Hồng Kông cho biết: "Tôi không chắc ông Son có thể tìm được nhiều cơ hội đầu tư tốt nữa. Có vẻ như ông ấy đã huy động được rất nhiều vốn, nhưng việc giải ngân không hề dễ dàng."
Son không hề ngần ngại việc định giá cao các công ty tư nhân mà Quỹ Vision đã đầu tư, ngay cả khi không có sự thay đổi lớn trong chính doanh nghiệp đó. Tại một sự kiện của Wall Street Journal được tổ chức ở Tokyo hôm thứ Ba, tỷ phú 60 tuổi đã trình bày rất lâu về cách thức đầu tư của mình. Son nói về quan điểm của Yoda, bậc thầy Jedi của series phim "Star Wars".
Ông cho hay: "Yoda nói rằng hãy sử dụng sức mạnh của mình. Đừng nghĩ, chỉ cần cảm nhận."
"Cái nhìn của tôi trong những phút đầu tiên đôi khi còn có ý nghĩa hơn là những suy nghĩ, tính toán chi tiết."
"Bạn thực hiện nhiều lần, thậm chí không cần phải suy nghĩ. Bạn chỉ cần cảm nhận."
Đầu tư vào các công ty nhỏ
Son đã thực hiện theo "bản năng", ông đặt cược vào các công ty tư nhân nhỏ nhưng lại có IPO lớn nhất và giá trị của các công ty này đã tăng vọt chỉ trong một đêm. Theo Bloomberg, trong thập kỷ qua, mỗi thương vụ IPO của Mỹ có quy mô trung bình 250 triệu USD, đó là quy mô đầu tư tối thiểu điển hình cho cổ phần riêng của Quỹ Vision.
Vào năm 2015, công ty startup Improbable Worlds có trụ sở tại London đạt giá trị khoảng 100 triệu USD. Sau khi SoftBank "rót" khoản đầu tư trị giá 502 triệu USD vào năm ngoái, giá trị đã tăng lên gấp 10 lần.
Vào tháng 3 năm 2017, SoftBank đã chi 300 triệu USD cho khoản đầu tư ban đầu tại WeWork Cos với mức định giá khoảng 17 tỷ USD. Chỉ 5 tháng sau, công ty đã trả thêm 4,4 tỷ USD cho cổ phiếu WeWork trong một thỏa thuận làm tăng mức định giá của công ty này lên 20 tỷ USD.
Giám đốc đầu tư Ted Eliopoulos cho biết, quỹ hưu trí lớn nhất nước Mỹ (CalPERS) cũng sẽ đi "săn lùng" các khoản đầu tư công nghệ tư nhân. CalPERS, trị giá 349 tỷ USD, có kế hoạch rót thêm 13 tỷ USD một năm vào các công ty tư nhân, bao gồm các công ty khởi nghiệp ở Early Stage và Late Stage.
Thu về các khoản lợi nhuận
Có một câu hỏi vẫn còn "lửng lơ": Ông Son sẽ thu được lợi tức từ khoản đầu tư của mình như thế nào? Trong khi thị trường IPO đã trở lại một cách mạnh mẽ trong năm nay, những lo ngại về việc không "đua lệnh" những công ty có giá cao sẽ khiến việc chốt lời của Quỹ Vision trở nên khó khăn.
Smith của Renaissance cho biết, SoftBank đã không cho thấy "khả năng tô vẽ về những điều mà nhà đầu tư muốn nhận được". Điều đó có thể gây khó khăn cho việc bán cổ phần nếu các nhà đầu tư khác không sẵn sàng điều chỉnh mức kỳ vọng tương xứng với giá trị của các công ty mà họ nắm giữ.
Trong khi Quỹ Vision - và người kế thừa tiềm năng phiên bản 2.0 – nếu muốn sử dụng tiền mặt và đòn bẩy vốn để đầu tư các công ty có giá trị nhất thì họ sẽ cần những nhà đầu tư sẵn sàng chi mạnh tay nhất để bán ra.