MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tỷ phú Lý Gia thành 90 tuổi mới “giã từ” thương trường: Vì sao người càng giàu thì càng “nghiện” làm việc?

12-07-2021 - 20:02 PM | Sống

Tỷ phú Lý Gia thành 90 tuổi mới “giã từ” thương trường: Vì sao người càng giàu thì càng “nghiện” làm việc?

Einstein có câu nói nổi tiếng: "Tôi thành công không phải vì tôi thông minh, mà vì tôi đã dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về các vấn đề thay vì dành thời gian để phàn nàn".

1. Những người càng giàu càng thích làm việc

Lý Gia Thành, người giàu nhất Hồng Kông khi 90 tuổi đã công bố một quyết định nhẹ nhàng và bình tĩnh: "Sau ngày hôm nay, tôi sẽ thôi giữ Chức chủ tịch hội đồng quản trị, trong tương lai tôi sẽ giữ vai trò cố vấn cao cấp của tập đoàn, đồng thời cống hiến hết mình cho Quỹ Lý Gia Thành, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc y tế. Cảm ơn sự ủng hộ của các bạn trong nhiều năm qua".

Ngay sau khi tin tức được đưa ra, cả mạng đã náo động. Lý Gia Thành được Forbes vinh danh là một trong những người giàu nhất thế giới và 15 năm liên tiếp là người giàu nhất Trung Quốc.

Theo Forbes, giá trị tài sản ròng của ông là 34,5 tỷ USD, đứng thứ 24 trên thế giới.

Tại buổi họp báo, tỷ phú Hồng Kông tiết lộ với giới truyền thông rằng: "Tôi bắt đầu làm việc từ năm 12 tuổi, và đến hôm nay tôi đã làm việc được 78 năm".

Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần có đủ tiền thì sẽ không cần phải làm việc vất vả và có thể tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế là những người càng giàu thì càng làm việc chăm chỉ.

Khi nhiều người vẫn đang ngủ trong chăn, người giàu dậy lúc 4:30 để xử lý thư từ. Khi bữa trưa của còn đang phân vân không biết ăn gì thì những người giàu đang lên kế hoạch làm thế nào để kiếm thêm 100 triệu tại bàn ăn. Khi bạn phàn nàn rằng mình sẽ không bao giờ làm thêm giờ, những người giàu đang chăm chỉ làm việc trên bàn máy tính đến khuya.

Tỷ phú Lý Gia thành 90 tuổi mới “giã từ” thương trường: Vì sao người càng giàu thì càng “nghiện” làm việc?  - Ảnh 1.

Có điểm tương đồng giữa giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi của những người giàu:

Người giàu nhất Đài Loan, Quách Đại Minhi đến công ty lúc 7:00 mỗi sáng và làm việc 15 giờ một ngày.

Lôi quân, ông chủ của Xiaomi làm việc 112 giờ một tuần.

Chu Hồng Y có mặt ở công ty 12 giờ mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ.

CEO Facebook, Mark Zuckerberg làm việc ít nhất 15 giờ mỗi ngày.

Bill Gates, người giàu nhất thế giới, thức dậy lúc 6 giờ mỗi ngày, thường xuyên không ngủ trong 36 tiếng, sau đó chìm vào giấc ngủ trong hơn 10 tiếng.

Elon Musk, Giám đốc điều hành của Tesla Motors, làm việc hơn 100 giờ một tuần.

2. Người giàu thích làm việc, người nghèo thích phàn nàn

Hành trình lội ngược dòng của Lý Gia Thành từ một thanh niên lang thang thành một nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu không thể không kể đến biệt danh "tham công tiếc việc" của ông.

Năm 1955, ông nắm bắt cơ hội sử dụng khoản tiền tiết kiệm 7.000 USD để mở xưởng sản xuất nhựa của riêng mình và làm việc chăm chỉ ngày đêm. Với trí tuệ, sự học hỏi và chăm chỉ, ông đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời mình.

Những người khác nói rằng ông là "người giàu nhất Trung Quốc", nhưng ông nói: "Cuộc sống của tôi đầy rẫy những cạnh tranh và thử thách, chặng đường phía trước còn rất nhiều nhiều khó khăn. Thương trường đòi hỏi phải khôn ngoan, có tầm nhìn xa và đổi mới, quan trọng là không được bỏ cuộc".

Sự nghiêm túc và tận tâm của những người giàu có trong công việc của họ nằm ngoài tầm với của những người bình thường. Có một quy luật là: Bạn bỏ ra bao nhiêu thì công việc đó sẽ đem lại cho bạn bấy nhiêu.

Mark Zuckerberg là một trong những tỷ phú trẻ tuổi được biết đến nhiều nhất. Anh luôn mặc cùng một chiếc áo phông và áo hoodie màu xám trong suốt tuần làm việc. Ông chủ Facebook cho biết: "Cách ăn mặc này giúp tôi dành ít thời gian nhất có thể cho những thứ tôi mặc hàng ngày, và thời gian tiết kiệm được có thể dùng nhiều hơn cho công việc".

Lưu Cường Đông cũng đã đề cập đến vấn đề này trong một bài phát biểu: "Cho đến bây giờ, tôi vẫn chăm chỉ học tập hàng ngày, đọc sách, làm việc 16 tiếng mỗi ngày, không nghỉ cuối tuần, tại sao? Tôi hy vọng rằng mỗi ngày học tập chăm chỉ có thể khiến tôi tiến xa hơn".

Tỷ phú Lý Gia thành 90 tuổi mới “giã từ” thương trường: Vì sao người càng giàu thì càng “nghiện” làm việc?  - Ảnh 2.

3. Tận dụng tư duy của người giàu để mở rộng ranh giới của bản thân

Bạn có biết tiền có ý nghĩa như thế nào đối với người giàu không? Câu trả lời là vô nghĩa. Có người đùa rằng Bill Gates muốn mua một chiếc Lamborghini, ông chỉ thở trong ba giây là đủ tiền.

Trong tâm lý học, có một số nghiên cứu về lối suy nghĩ của người giàu đối với công việc đã phát hiện ra họ có tư duy tương đồng.

Để tồn tại, cá nhân con người phải thể hiện giá trị của bản thân trước tập thể để có thể trao đổi với những giá trị của của người khác. Nhiều người chỉ coi trọng việc thể hiện mà bỏ qua việc cung cấp giá trị đích thực. Đây là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi tư duy của người nghèo sang tư duy của người giàu: Cung cấp giá trị và thu nhận thông tin phản hồi từ bên ngoài.

Trong quá trình này, bạn cần cải thiện 4 khía cạnh của giá trị bản thân: Khả năng tư duy độc lập, khả năng học hỏi, rèn luyện kỹ năng và khả năng phân tích vấn đề.

Diễn thuyết thôi chưa đủ đam mê, vì vậy bạn cần dậy sớm và chăm chỉ luyện tập mỗi ngày. Đây là bước thứ hai trong quá trình chuyển đổi tư duy của người nghèo sang tư duy của người giàu, nắm vững kiến ​​thức về bốn khía cạnh: Hiệu quả mục tiêu, quản lý thời gian, quản lý thói quen và hệ thống công cụ.

Tất cả mọi người đều sinh ra với tài năng và khuyết điểm, điều chúng ta phải làm không phải ngày đêm tập trung vào điểm yếu của bản thân mà là trau dồi lợi thế của mình. Lỗ Tấn từng nói: "Suy nghĩ quyết định vận mệnh".

Nếu bạn quen làm những việc theo lối suy nghĩ của một phụ tá (người nghèo), bạn chỉ có thể là một người phụ tá (người nghèo). Nếu bạn quen làm mọi việc với tư duy của ông chủ (người giàu), bạn có thể theo kịp suy nghĩ của ông chủ (người giàu).

Tỷ phú Lý Gia thành 90 tuổi mới “giã từ” thương trường: Vì sao người càng giàu thì càng “nghiện” làm việc?  - Ảnh 3.

4. Làm việc cho đam mê mới thực sự là hạnh phúc

Gibran đã từng nói: "Tôi đã nói rằng cuộc sống quả thực là tăm tối, trừ khi có hy vọng, và tất cả hy vọng đều mù mịt, trừ khi có kiến ​​thức, và tất cả kiến ​​thức đều vô ích, trừ khi có việc làm".

Vậy công việc có thể mang lại những gì? Tiền bạc. Tiền có thể mang lại những gì? Nhà, xe hơi, cảm giác an toàn. Cảm giác an toàn có thể mang lại điều gì? Hiện thực hóa tự do và ước mơ.

Tiểu thuyết gia Hemingway tuyên bố đã thay đổi đến phút cuối cùng trước khi xuất bản, và thái độ viết của ông cực kỳ nghiêm túc. Trước khi bắt đầu viết mỗi ngày, ông đọc những gì mình đã viết ngày hôm trước và sửa đi sửa lại nhiều lần.

Cuốn tiểu thuyết "Giã từ vòng tay" của ông phải mất 5 tháng để sửa lại, trang cuối cùng được sửa lại 39 lần mới ưng ý. Sau khi bản thảo "Chuông nguyện hồn ai" được đưa ra, ông đã sửa lại nó trong 96 giờ mà không rời khỏi phòng.

Nguồn: Kknews

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên