Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đàm phán với ông Donald Trump, Elon Musk cùng loạt tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ: Thêm nhiều deal lớn?
Hiện tại, Vietjet đang có những thoả thuận chiến lược với những tập đoàn hàng đầu như Boeing, GE, CFM, Pratt & Whitney, Honeywell… với tổng giá trị gần 50 tỷ USD.
Từ ngày 9/1 đến 11/1/2015, đoàn lãnh đạo cấp cao Vietjet đã có chuyến đi thăm Mỹ để gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới. Trong đoàn có cả tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Vietjet.
Đoàn lãnh đạo đã đến Miami trên chuyến bay đầu tiên của Vietjet tới Mỹ.
Theo thông tin từ Vietjet, hãng này đang có những thoả thuận chiến lược với những tập đoàn hàng đầu như Boeing, GE, CFM, Pratt & Whitney, Honeywell… với tổng giá trị gần 50 tỷ USD. Bên cạnh đó các hợp tác trị giá khoảng 14 tỷ USD cũng đang được thảo luận.
Bên cạnh đó, Vietjet còn hợp tác với các tập đoàn công nghệ như Microsoft, Amazon Web Service, Apple, Google… Vietjet cũng đang đàm phán với SpaceX của tỷ phú Elon Musk và một số nhà cung cấp giải pháp công nghệ internet trên tàu bay để phục vụ đội máy bay hàng trăm chiếc.
Có thể nói, những nỗ lực của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng như Vietjet để làm cân bằng thương mại với Mỹ, trách việc bị nước này đưa vào danh sách theo dõi, giám sát. Hàng năm, thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trên 20 tỷ USD/năm và thặng dư cán cân vãng lai ở mức trên 2% GDP/năm.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, cho biết Việt Nam là đối tác xếp thứ 8 luôn có thặng dư thương mại với Mỹ trong nhiều năm qua. "Một nguyên tắc căn bản trong Tổ chức Thương mại thế giới là cân bằng thương mại. Trong khi đó, nhiều năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam với Mỹ luôn duy trì thặng dư về phía Việt Nam. Đây là một việc khó chấp nhận đối với Mỹ. Chúng tôi đang nghiên cứu, đánh giá tình hình và nhận thấy nguy cơ Việt Nam cũng sẽ bị Mỹ dùng biện pháp tiến tới cân bằng cán cân thương mại như đã áp dụng với Trung Quốc " - ông Vũ Bá Phú chỉ rõ tình hình.
Đánh giá việc đối mặt với nguy cơ bị Mỹ áp thuế là điều thực sự nguy hiểm cho xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung, ông Phú cho rằng cần có giải pháp ứng phó sớm. Bởi thực tế, xuất khẩu tăng thể hiện năng lực sản xuất tăng, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam ngày càng lớn. Không thể để xuất khẩu của Việt Nam bị đình đốn do chính sách của các nước lớn trong bối cảnh nhiều bất ổn như hiện nay.
Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh nhìn nhận việc Việt Nam có thể bị Mỹ đánh thuế để hạn chế xuất khẩu là chưa chắc chắn. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump được đánh giá là rất "khó đoán", "bất ngờ" nên Việt Nam phải chuẩn bị tinh thần để thích ứng với mọi thay đổi.
Các chuyên gia góp ý Việt Nam cần chủ động hơn trong việc kêu gọi các doanh nghiệp (DN) trong nước sử dụng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao của Mỹ. Chẳng hạn, trong ngành năng lượng, với chủ trương đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư vào điện tái tạo, DN Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn công nghệ của Mỹ - nước sản xuất công nghệ về năng lượng tái tạo lớn thứ hai, sau Trung Quốc.
Như vậy, việc Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo thảo luận những hợp đồng "siêu khủng" với phía Mỹ có thể giúp thặng dư thương mại giữa hai nước thu hẹp lại. Trong quá khứ, Vietjet vẫn là một đối tác thường xuyên với các doanh nghiệp Mỹ như Prat Whitney, Boeing...
Nhịp sống thị trường