Tỷ phú Ray Dalio chia sẻ về 'màn' trở lại ngoạn mục sau khi phá sản: "Trải nghiệm đau buồn là một 'giáo viên' tuyệt vời. Và chìa khoá thành công của Bridgewater chính là sự thẳng thắn"
Nhà sáng lập của quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới chia sẻ: "Thẳng thắn không những giúp bạn giải quyết được vấn đề mà còn gây dựng được niềm tin - đó là một điều cực kỳ quý giá. Đây cũng là chìa khoá thành công của Bridgewater."
- 31-05-2019Ray Dalio, Mark Mobius cùng những nhà đầu tư 'lão làng' dự đoán và thay đổi chiến lược đầu tư như thế nào giữa 'tâm bão' chiến tranh thương mại?
- 11-01-2019Tỷ phú Ray Dalio chia sẻ về công thức đơn giản dành cho những người mới đầu tư
- 14-10-2018Công thức đơn giản giúp tỷ phú Ray Dalio tạo nên số tài sản trị giá 18 tỷ USD
Tỷ phú Ray Dalio là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong giới tài chính. Ông thành lập Bridgewater Associates vào năm 1975 và phát triển công ty này trở thành quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới. Hiện tại, Bridgewater quản lý khối tài sản lên tới 150 tỷ USD.
Trong sự nghiệp của mình, vị tỷ phú đầu tư này nổi tiếng với phong cách quản lý không giống ai, bắt nguồn từ cái ông gọi là "sự trung thực triệt để". Tại văn phòng ở Connecticut của Bridgewater, các nhân viên sử dụng iPad để đánh giá hiệu suất làm việc của nhau trong thời gian thực. Gần như mọi cuộc họp đều được ghi lại và đôi khi những bản ghi âm đó được sử dụng trong các email của toàn công ty. Có thể thấy, văn hoá làm việc ở đây khá khắc nghiệt.
Từ những năm 1980, Dalio đã "thu thập" những "nguyên tắc" - những bài học cuộc sống có thể sử dụng trong và ngoài văn phòng làm việc. Năm 2017, Dalio đã ra mắt một cuốn sách về những nguyên tắc này và nhanh chóng trở thành "bestseller" của New York Times. Mùa xuân năm nay, ông sẽ phát hành một ứng dụng có toàn bộ nội dung của cuốn sách, cùng các video nội bộ của Bridgewater.
Dalio đã rời bộ phận quản lý của Bridgewater vào năm 2017. Hiện tại, ông vẫn là đồng giám đốc đầu tư của công ty và dự định sẽ đầu tư đến suốt cuộc đời mình. Nhưng bây giờ, khi có 40 năm trong nghề, ông tập trung vào việc chia sẻ lại những kinh nghiệm đã học được. Hơn nữa, cái nhìn của ông về sự thành công khác rất nhiều so với trước đây.
Triết lý cuộc sống của Dalio được định hình nhờ một sai lầm lớn xảy ra năm 1982
Dalio học đại học ngành tài chính tại Long Island, sau đó ông tiếp tục tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard. 2 năm sau khi nhận được tấm bằng MBA, Dalio thành lập Bridgewater và bắt đầu gây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên ông đã mắc một sai lầm, khiến mọi thứ thậm chí "chạm đáy" và thay đổi cách tiếp cận của ông với mọi thứ từ đầu tư cho đến những mối quan hệ cá nhân.
Khi ấy, ông đã tính toán rằng các ngân hàng Mỹ đã cho những quốc gia mới nổi vay rất nhiều tiền, nhiều hơn số tiền mà họ có thể trả lại và ông nói rằng cuộc khủng hoảng nợ sẽ xảy ra. Đó là một quan điểm gây nhiều tranh cãi và từ đó cũng nhiều người biết đến ông. Và thứ gì phải đến đã đến, Mexico vỡ nợ. Ông chia sẻ rằng ông đã quá tự tin, dự đoán đúng về tình trạng vỡ nợ nhưng lại sai về những gì xảy ra, bởi đó chính xác là thời điểm thị trường chứng khoán chạm đáy. Kết quả là, ông mất rất nhiều tiền, phải đền bù cho khách hàng, nhân viên trong công ty thì rời đi. Vị tỷ phú nói: "Trong người tôi không còn một xu và phải vay bố 4.000 USD để thanh toán các loại hoá đơn sinh hoạt."
Ông chia sẻ: "Tất cả những gì xảy ra là một trải nghiệm đau buồn, đã khiến tôi thay đổi cách tôi đưa ra quyết định. Bạn hãy nhìn xem, nỗi đau là một vị giáo viên tuyệt vời. Bạn tiến về phía trước để hoàn thành mục tiêu. Bạn thành công và rồi thất bại, nhưng bạn học được nhiều điều từ cú ngã ấy bởi đó là những trải nghiệm đau buồn và nếu bạn có thể nhìn lại chúng thì bạn sẽ thay đổi."
Sau khi thất bại, Dalio trở nên cởi mở hơn, để đa dạng hoá tốt hơn và để đối mặt với những điều mà ông không biết. Ông cho hay mình không muốn bỏ cuộc trong lĩnh vực này, vẫn muốn trở thành người chiến thắng. Tuy nhiên, ông lại không muốn đối mặt với ít rủi ro hơn, có nghĩa là không muốn giảm bớt những cơ hội tiềm năng. Ông nói: "Bất kỳ thành quả nào tôi có được trong cuộc đời là do tôi biết cách đối mặt với những gì mình không biết, hơn là những gì tôi đã biết."
Dalio giãi bày: "Những trải nghiệm đau buồn như thế này, khi bạn đang ở tình trạng đó, thì có thể bạn sẽ không có được phản ứng hiệu quả bởi cảm xúc đang chi phối suy nghĩ. Khi những cảm xúc ấy qua rồi, bạn sẽ có một lựa chọn. Bạn có thể tiếp tục bước đi và không nhìn lại, hoặc bạn có thể nhìn lại trải nghiệm ấy. Tôi mong bạn sẽ chọn điều thứ 2."
Tiến tới "sự trung thực triệt để"
Đầu những năm 1990, có một nhân viên của Bridgewater tên là Ross Walter - đứng đầu bộ phận trading vào thời điểm đó, đã thực hiện một giao dịch lẽ ra không nên làm. Việc này khiến công ty mất tới hàng trăm nghìn USD. Nhưng Dalio quyết định không sa thải người này. Ông nói: "Mắc sai lầm là không có gì sai. Điều không ổn là bạn không học được gì từ đó. Con người ai cũng mắc sai lầm đúng không? Điều quan trọng là bạn học được gì từ đó."
Năm 1993, khi Dalio tranh cãi với một số lãnh đạo của công ty, không khí thậm chí trở nên rất căng thẳng và gần như là sự đối đầu. Nói về sự việc này, ông cho rằng mọi người khi làm việc phải rất trung thực với nhau. Ông nói: "Đầu tiên, mọi người phải cố gắng đồng ý với những gì đang diễn ra. Họ phải nghĩ xa hơn và nếu thấy có điều gì không đúng thì họ phải đối mặt với nó. Mặt khác, mọi chuyện sẽ không hiệu quả và có nhiều hiểu lầm trừ khi bạn nói ra suy nghĩ trung thực. Bởi vậy, việc cải thiện như vậy đôi thi rất khó khăn nhưng cũng thực sự hiệu quả. Điều quan trọng là phải cùng nhau giải quyết vấn đề."
Khi được phóng viên hỏi rằng: "Tại sao 'sự trung thực triệt để' lại quan trọng đến vậy dù nhiều người có thể cảm thấy tổn thương vì điều đó? Tại sao không phải là thành thực nhưng khéo léo hơn một chút, để giúp đồng nghiệp cảm thấy bớt nặng nề hơn?", ông chia sẻ rằng có sự trung thực thì cảm giác hạnh phúc cũng đến.
Nhà sáng lập của Bridgewater cho hay: "Nếu chúng ta không giải quyết những tình huống bằng sự thẳng thắn cần thiết, thì tất cả mọi người sẽ đều thấy vui vẻ. Nhưng nó sẽ gây ra những hệ quả theo nhiều cách khác nhau. Thẳng thắn không những giúp bạn giải quyết được vấn đề mà còn gây dựng được niềm tin - đó là một điều cực kỳ quý giá. Đây cũng là chìa khoá thành công của Bridgewater."