Úc khơi tiếp vụ hàng chục tàu chở than Úc “mắc cạn” ở Trung Quốc
Chính phủ Thủ tướng Scott Morrison lần nữa bày tỏ quan ngại về các tàu chở than đang bị “mắc kẹt” ngoài khơi Trung Quốc, trong bối cảnh hạn ngạch nhập khẩu không chắc chắn.
- 14-03-2021Mỹ định hình kế hoạch kiềm chế Trung Quốc
- 14-03-2021Kinh tế Trung Quốc luôn vượt Mỹ trong suốt 45 năm, gói cứu trợ "khủng" của TT Biden sẽ thay đổi điều này?
- 13-03-2021Đáng sợ với "đẳng cấp" làm hàng nhái Trung Quốc: Túi LV giả có chip NFC chống hàng giả, dù túi thật không hề có
- 13-03-2021Tượng đài Jack Ma sụp đổ, giới trẻ Trung Quốc quay sang thần tượng Elon Musk
- 12-03-2021Vì sao giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô tìm mua lâu đài ở châu Âu?
Khoảng 40 tàu chở than có xuất xứ từ Úc vẫn đang chờ thông quan tại các cảng Trung Quốc tính đến ngày 8-3, con số này đã giảm hơn so với hơn 60 tàu nằm chờ vào tháng 11, trong bối cảnh bế tắc kéo dài. Các tàu này đều là tàu chở hàng cỡ lớn, có trọng tải từ 55.000-150.000 tấn. Đa phần chở than luyện kim, loại được sử dụng trong sản xuất thép.
Tình trạng này là hậu quả của việc Trung Quốc đưa hàng loạt hàng hóa và thực phẩm của Úc vào danh sách đen, làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước. Song song đó là những thay đổi đối với luật môi trường của Trung Quốc, đe dọa doanh số bán quặng sắt, vốn vẫn tiếp tục với tốc độ kỷ lục bất chấp xung đột ngoại giao.
Cảng Hoàng Hoa của TP Thương Châu (Trung Quốc) có thể tiếp nhận tàu trọng tải 200.000 tấn. Ảnh: Tân Hoa Xã
Phân tích các số liệu thương mại của Liên Hiệp Quốc, tờ Guardian cho biết sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là do bùng nổ quặng sắt, đồng thời cũng bởi mong muốn ngày càng tăng đối với hàng hóa như rượu vang và du lịch của tầng lớp trung lưu ngày càng lớn.
Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) cho biết chính phủ vẫn "lo ngại về sự chậm trễ ảnh hưởng đến các tàu chở than, kể cả từ Úc". Người phát ngôn của DFAT nói với The Guardian: "Chúng tôi đã nhiều lần nêu quan ngại của mình với chính quyền Trung Quốc và tiếp tục làm như vậy. Chúng tôi tiếp tục theo dõi sát sao tình hình".
Người phát ngôn về lĩnh vực thương mại của Công đảng Úc, Madeline King, cho biết mối quan tâm hàng đầu của bà là "những thủy thủ bị mắc kẹt ngoài khơi mà không có kế hoạch có thể dỡ hàng hóa cụ thể, nên không rõ thời điểm trở về nhà".
Bà cũng kêu gọi chính phủ Úc đẩy mạnh nỗ lực đa dạng hóa các liên kết thương mại, đồng thời lưu ý Trung Quốc sẽ tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng vì "không có thị trường thay thế nào có tầm cỡ như thị trường Trung Quốc".
Khoảng hơn 50 tàu chở than từ Úc phải chờ ngoài khơi các cảng Trung Quốc ít nhất bốn tuần để được cập cảng. Ảnh: Reuters
Theo The Guardian, Úc vẫn chưa nhận được thông tin chính thức nào về hạn ngạch nhập khẩu than mà Trung Quốc sẽ áp dụng đối với than Úc vào năm 2021. Trong khi đó, một số than đang chờ thông quan đã được bán cho Việt Nam và Ấn Độ.
Mặc dù Trung Quốc có thể mua than ở những nơi khác, nhưng Bắc Kinh phụ thuộc nhiều vào quặng từ Úc vì nước này là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Chưa kể gần hơn do đó chi phí vận chuyển rẻ hơn so với từ các nước khác ở châu Phi và Nam Mỹ.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Úc dần xấu đi vài năm qua. Bắc Kinh phản đối các quy tắc đầu tư nước ngoài ngày càng chặt chẽ của Canberra, lệnh cấm đối Công ty viễn thông Huawei và ZTE hòa mạng 5G, cùng với các luật can thiệp mới của nước ngoài.
Mối quan hệ song phương chìm xuống mức thấp nhất vào năm ngoái sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và cách xử lý đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Các nhà chức trách Trung Quốc sau đó đã triển khai các hành động nhắm vào một loạt lĩnh vực xuất khẩu của Úc bao gồm than đá, lúa mạch và rượu vang.
NLĐ