Ukraine xác nhận đàm phán với Nga ở Belarus
Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine đã đồng ý đàm phán với Nga ở biên giới giữa Ukraine với Belarus, gần sông Pripyat.
- 27-02-2022Vừa nhăm nhe phục hồi từ Covid-19, ngành này lại "dính đòn" vì xung đột Ukraine
- 27-02-2022Có một Ukraine rất đẹp trước khi khói lửa bủa vây
- 27-02-2022Cổ phiếu nhiều nhóm ngành ở châu Á, trong đó có ngân hàng, sẽ chịu ảnh hưởng mạnh từ vụ xung đột Nga - Ukraine?
- 27-02-2022Fitch hạ xếp hạng của Ukraine, tín dụng trái phiếu Nga xuống mức “vô giá trị”
- 26-02-2022Đạt 20 triệu view trên Tiktok, dân tình ngã ngửa khi video "quân nhân nhảy dù xuống Ukraine" là fake: Hé lộ vấn nạn video giả mạo tràn lan quanh xung đột Ukraine
Theo thông tin mới nhất, giới chức Nga và Ukraine đã đồng ý đàm phán sau khi Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko đã gọi điện cho Tổng thống Ukraine Zelensky. Ông Lukashenko đảm bảo rằng tất cả máy bay, trực thăng và tên lửa trên lãnh thổ Belarus sẽ không thực hiện nhiệm vụ trong suốt chuyến đi, cuộc gặp và trở về của phái đoàn Ukraine.
Cuộc đàm phán sẽ diễn ra mà không có điều kiện tiên quyết.
Các hãng thông tấn Nga cũng nói rằng một phụ tá của Tổng thống Putin xác nhận Ukraine sẽ gặp phái đoàn Nga tại Gomel của Belarus. Tuy nhiên, phía Nga không cung cấp thông tin những ai sẽ chịu trách nhiệm đàm phán với Ukraine.
Ngay sau thông tin về đàm phán được công bố, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết Mỹ sẽ theo dõi cuộc gặp giữa phái đoàn Nga và Ukraine. "Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng chúng tôi muốn tìm kiếm một giải pháp ngoại giao", bà Linda Thomas-Greenfield nói và không quên chỉ trích Nga đã lựa chọn đối đầu.
Tuy nhiên, đại sứ Mỹ từ chối trả lời trực tiếp vào câu hỏi liệu Mỹ có cảm thấy đây là nỗ lực thiện chí của người Nga hay không.
Trước đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cũng đã lên tiếng cảnh báo phương Tây không nên áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Moscow bởi lập luận rằng các biện pháp như vậy có thể đẩy Nga vào "thế chiến thứ 3".
"Có rất nhiều ý kiến cho rằng cần áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga trong lĩnh vực dầu, khí và SWIFT. Nó còn tệ hơn cả chiến tranh. Điều này đang đẩy Nga vào thế chiến thứ 3", ông Lukashenko nói với truyền thông địa phương và cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân đằng sau đó.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine là lý do phương Tây tiến hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhằm vào Moscow. Ông Lukashenko là đồng minh thân cận nhất của Nga.
"Chúng ta cần phải kiềm chế để không gặp rắc rối. Chiến tranh hạt nhân là dấu chấm hết cho mọi thứ", ông Lukashenko nói.
Những lo ngại của ông Lukashenko không phải không có căn cứ. Trong diễn biến gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các Chỉ huy quân đội đặt lực lượng răn đe hạt nhân trong tình trạng báo động cao sau những tuyên bố mà phía Nga cho là "thù địch" của NATO.
"Các quan chức hàng đầu của các quốc gia dẫn đầu NATO thường có những tuyên bố gây hấn về đất nước chúng tôi. Vì vậy, tôi ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng đưa lực lượng răn đe của quân đội Nga vào chế độ tác chiến đặc biệt", ông Putin nói trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov.
Tóm lược diễn biến trên thực địa:
Giao tranh nổ ra trên đường phố Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 của Ukraine sau khi lực lượng Nga tiến vào thành phố này.
Bộ Quốc phòng Nga tái khẳng định chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự. Tuy nhiên, Ukraine cáo buộc vũ khí Nga có đánh trúng các cơ sở hạ tầng dân sự.
Chiến sự cũng đang nổ ra ở Kiev và thành phố phía nam Kherson trong những ngày gần đây.