Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sáng tạo nghệ thuật
Trí tuệ nhân tạo đã lấn sân sang lĩnh vực nghệ thuật và trở thành một công cụ hữu ích, giúp công việc sáng tác trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
- 13-08-2023Đẩy mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới
- 13-08-2023Suýt mất gần trăm triệu vì tin lời bạn trai mới quen qua mạng
Một ví dụ nổi bật có thể kể đến là bản giao hưởng số 10 còn dang dở của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Beethoven. Tác phẩm này đã được hoàn thiện nhờ trí tuệ nhân tạo AI.
Không thể phủ nhận sự ưu việt của trí tuệ nhân tạo trong sáng tác nghệ thuật, nhưng một vấn đề đặt ra là bản quyền tác giả. Các tác phẩm do AI tạo ra sẽ thuộc bản quyền của ai? Ngày nay, các nhạc sĩ có thể nhờ vào trí tuệ nhân tạo để sáng tác. Chỉ cần dạy cho nó một số điều cơ bản là AI có thể sáng tác không giới hạn. Thậm chí, việc làm nhạc đã trở nên dễ hơn bao giờ hết, chỉ cần biết sử dụng AI là có thể sáng tác nhạc. Nhiều nhạc sĩ đã hoan nghênh sự hợp tác này.
Ông Jean-michel Jarre - Nhạc sĩ cho rằng: "Chúng ta phải thừa nhận rằng trong 10 năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ có thể tạo ra âm nhạc, tiểu thuyết, phim và chúng ta không nhất thiết phải sợ hãi về điều đó".
AI còn được ứng dụng trong các lĩnh vực nghệ thuật khác, như điều khắc hay sáng tác truyện. Nhưng với bản chất của AI là thu thập dữ liệu để cho ra kết quả, câu hỏi đặt ra là AI có vi phạm bản quyền tác giả ai đó không. Luật pháp sẽ công nhận quyền tác giả cho người làm ra AI hay người sử dụng nó?
Ông Ryan Merkley - Viện nghiên cứu Aspen Digital, Mỹ: "Văn phòng bản quyền Mỹ đang có quan điểm rằng các tác phẩm sáng tạo cần phải do con người tạo ra và những công cụ này cho đến nay chưa thể chứng minh được mức độ độc đáo và công sức của con người bỏ ra để được bảo hộ bản quyền".
Trí tuệ nhân tạo đang đặt ra nhiều vấn đề mới cho luật bản quyền, luật bản quyền sẽ phải thay đổi để mang lại sự rõ ràng hơn xung quanh các vấn đề về trí tuệ nhân tạo và các vấn đề phát sinh từ nó hoặc là kết quả của nó.
VTV