Ứng phó khủng hoảng năng lượng
Bộ trưởng Thông tin Pakistan Marriyum Aurangzeb ngày 7-6 thông báo kế hoạch cắt giảm tuần làm việc từ 6 ngày còn 5 ngày nhằm tiết kiệm nhiên liệu và điện năng tiêu thụ.
- 20-05-2022Nguồn cơn cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ tại Ấn Độ
- 21-04-2022Giữa cơn khủng hoảng, thế giới phát hiện một loại năng lượng sạch bất tận bị "chôn vùi" dưới đáy giếng dầu bỏ hoang
- 16-04-2022AP: Giữa khủng hoảng khí đốt ở châu Âu, hai quốc gia Iberia trở thành "đảo năng lượng"
Pakistan từ tháng rồi liên tục đối mặt tình trạng mất điện kéo dài trên khắp nước, khi nhu cầu tiêu thụ điện vượt xa nguồn cung trong những tháng hè cao điểm, với nhiệt độ một số khu vực chạm ngưỡng 50 độ C.
Ông cho biết thêm trợ cấp nhiên liệu chính thức dành cho các bộ trưởng và quan chức chính phủ cũng sẽ bị cắt giảm 40%. Bên cạnh đó, nội các Pakistan còn thành lập ủy ban nhằm đề ra kế hoạch làm việc tại nhà vào các ngày thứ sáu trong tuần đối với toàn bộ Văn phòng Chính phủ và bán chính phủ.
Một thợ hàn không thể làm việc vì mất điện ở TP Karachi - Afghanistan. Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, theo Reuters, ngày 8-6, Bộ Kinh tế và Khí hậu Đức chuẩn bị đệ trình giải pháp thúc đẩy mở rộng khai thác năng lượng gió - một phần quan trọng trong chiến lược chuyển đổi xanh nhằm cắt giảm nhiên liệu hóa thạch.
Luật mới còn đề ra tiêu chuẩn thống nhất quốc gia để đánh giá nỗ lực bảo vệ các loài sinh vật, đồng thời yêu cầu các nhà điều hành nhà máy điện gió đóng góp tài chính cho nỗ lực bảo vệ các loài theo chương trình của Cơ quan Bảo tồn Thiên nhiên.
Đức đặt tham vọng đáp ứng 80% nhu cầu điện từ các nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2030, với mục tiêu nâng công suất điện gió trên đất liền lên 115 gigawatt (GW) - tương đương công suất của 38 nhà máy điện hạt nhân.
Người Lao động