Ung thư tụy gây tử vong cao, liên quan đến 6 yếu tố: Ai cũng nên phòng ngừa từ trứng nước
Ung thư tụy là một trong những căn bệnh ung thư khó chữa nhất, tỉ lệ tử vong cao. Đây là những nguyên nhân nguy cơ cao nhất bạn cần biết để phòng ngừa hiệu quả.
- 18-02-2019Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư vú: Có thể biến tế bào ung thư vú thành tế bào mỡ vô hại
- 17-02-2019Bé gái 6 tuổi nhất quyết từ chối điều trị ung thư máu dù bệnh ngày càng nặng, đến khi hỏi được lý do ai nấy đều rơi nước mắt
- 15-02-2019Mỹ: Tỷ lệ tử vong do ung thư vú giảm đến hơn 50% vào năm 2018, chúng ta học được điều gì từ đây?
Ung thư tụy là căn bệnh khó chữa, tỉ lệ tử vong cao
Trong những năm gần đây, chúng ta đều biết rằng, một trong những người nổi tiếng trên thế giới đã bị đánh gục bởi bệnh ung thư tuyến tụy, đó là Steve Jobs - CEO của Apple, có thể thấy rằng ung thư tuyến tụy là một căn bệnh khủng khiếp.
Ung thư tuyến tụy là một khối u ác tính thuộc hệ thống tiêu hóa, và tỷ lệ tử vong hiện được xếp hạng trong top 5 của tất cả các bệnh liên quan đến khối u. Vậy, ung thư tuyến tụy gây ra như thế nào?
Sau đây là những thông tin cần thiết giúp bạn sớm phòng ngừa ung thư tuyến tụy một cách hiệu quả. Chúng ta có thể đã nghe về tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy có liên quan đến các yếu tố như cà phê, hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống, viêm tụy mãn tính và các yếu tố di truyền. Nhưng cụ thể thế nào thì bạn cần phải hiểu cặn kẽ hơn.
Ung thư tuyến tụy có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của tuyến tụy, nhưng đầu tụy là phổ biến hơn, sự di căn hạch và thâm nhiễm ung thư khiến khối u di căn và lây lan.
1, Cà phê
Cà phê là một trong những nguyên nhân có thể gây ung thư tuyến tụy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có thể dẫn đến ức chế sự sửa chữa DNA và gây ra sự giảm thiểu số lượng trước khi quá trình sao chép DNA được hoàn thành, đây là nguyên nhân chính gây ung thư tuyến tụy.
2, Hút thuốc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất gây ung thư có trong thuốc lá có thể gây ra những thay đổi ung thư trong biểu mô ống tụy.
Hút thuốc gây ra một cơ chế có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy. Hút thuốc thúc đẩy sự bài tiết chất gọi là N-nitrite đặc hiệu của thuốc gây ung thư vào ống mật, sau đó chảy ngược vào ống tụy.
Đặc tính cụ thể của N-nitrite trong thuốc lá có tính dị thường xảy ra trên các cơ quan cơ thể, có thể cùng với máu lưu thông vào tuyến tụy. Hút thuốc làm tăng nồng độ lipid trong máu và thúc đẩy ung thư tuyến tụy hình thành và phát triển.
3, Uống rượu
Có một nguy cơ tương đối lớn của nhóm người mắc ung thư tuyến tụy là tỉ lệ mắc phổ biến ở những người uống bia cao hơn khoảng 2 lần so với những người không uống hoặc uống ít.
Cơ chế này có thể là do sự kích thích liên tục của việc bài tiết acin tụy do uống rượu, gây viêm mãn tính và tổn thương tuyến tụy, có thể liên quan đến sự hiện diện của một số chất gây ung thư có trong rượu như nitrosamine.
4, Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Những người duy trì chế độ ăn uống chứa hàm lượng chất béo động vật cao, chất béo trung tính cao, cholesterol cao và chế độ ăn ít chất xơ có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư tuyến tụy.
Cơ thế này có thể là một phần của cholesterol được chuyển đổi thành epoxide trong cơ thể, từ đó có thể gây ra ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo còn thúc đẩy giải phóng gastrin, secretin và secretin, kích thích tăng sinh tế bào biểu mô tuyến tụy, thay đổi và thúc đẩy tái tạo tế bào, làm tăng tính nhạy cảm của tuyến tụy với chất gây ung thư.
5, Người bị viêm tụy mãn tính
Các nghiên cứu dịch tễ học và dịch tễ học phân tử chủ yếu cho rằng, bệnh viêm tụy mãn tính là tiền đề cho sự phát triển thành bệnh ung thư tuyến tụy.
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, trong số 5.600 số lượng gen tổng thể, có khoảng 34 gen bị giảm trong ung thư tuyến tụy và viêm tụy mãn tính, và 157 gen tăng trong viêm tụy mãn tính và 152 trong số đó được biểu hiện bằng ung thư tuyến tụy tăng cường.
Nghiên cứu này chứng minh ở cấp độ phân tử rằng, có thể có một số mối liên quan giữa viêm tụy mãn tính và ung thư tuyến tụy.
6, Yếu tố di truyền
Tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy, tiền sử gia đình có bệnh tiềm ẩn nguy cơ cao gấp 3-13 lần so với lịch sử gia đình không có bệnh.
Nếu một người trong gia đình bị bệnh thì các thành viên khác trong gia đình có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần, thậm chí có nghiên cứu cho thấy có nhiều gia đình bị ung thư tuyến tụy có yếu tố di truyền mạnh, bao gồm mẹ và con gái, chồng và vợ, ông bà.
Mối quan hệ với cơ chế bệnh sinh của ung thư tuyến tụy dạng Notch, ras, p53, TGF-, DPC4, các gen liên quan đến ung thư tụy rất phức tạp, nhưng cơ chế chính xác hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng.
*Theo Health/People
Trí thức trẻ