MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

UOB: Doanh nghiệp nhỏ Việt Nam có mức độ hài lòng đối với các gói hỗ trợ của Chính phủ cao thứ hai ASEAN

Báo cáo cho biết mức độ hài lòng của các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đối với các biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ đưa ra đạt 68%, cao hơn mức trung bình 58% của các doanh nghiệp nhỏ trong 5 quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Theo một cuộc khảo sát do United Overseas Bank (UOB), Accenture và Dun & Bradstreet thực hiện được công bố hôm nay, khoảng 3/4 các doanh nghiệp nhỏ ở Singapore, tương đương với 72% hài lòng với các biện pháp cứu trợ mà chính phủ đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp đối phó với cuộc suy thoái kinh tế từ Covid-19.

Báo cáo cũng chỉ ra mức hài lòng từ 1.000 doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 20 triệu USD trở xuống tại 5 quốc gia Đông Nam Á chỉ đạt mức 58%.

Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam được xem là có mức hài lòng cao hơn so với mức trung bình trong khu vực, đạt 68%. Theo sau đó là Malaysia với mức 61%.

Tại Thái Lan, 47% doanh nghiệp nhỏ cho biết họ hài lòng với các gói hỗ trợ của Chính phủ. Trong khi đó, ở Indonesia, con số này là 45%.

Báo cáo cũng nêu ra 3 biện pháp cứu trợ hàng đầu mà các doanh nghiệp nhỏ tại Singapore mong muốn là hỗ trợ tiền lương (48%), hỗ trợ chuyển đổi kinh doanh (44%) và hỗ trợ cho vay (36%). Điều này trái ngược với ba biện pháp hàng đầu mà các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực mong muốn, chẳng hạn như hoãn thuế thu nhập (50%), hỗ trợ vay (46%) và hỗ trợ tiền lương (36%).

Theo UOB và Dun & Bradstreet: "1/2 doanh nghiệp nhỏ khu vực ASEAN hiện đang phải đối mặt với những thách thức về dòng tiền do hậu quả của đại dịch Covid-19. Phần lớn trong nhóm doanh nghiệp được khảo sát cho biết rằng họ ưu tiên những hỗ trợ liên quan đến dòng tiền từ chính phủ".

Ông Lawrence Loh, Giám đốc Ngân hàng bán lẻ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng UOB khẳng định: "Một khi các doanh nghiệp nhỏ áp dụng các biện pháp cứu trợ nhằm giải quyết các vấn đề về dòng tiền, các hình thức hỗ trợ khác của chính phủ có thể giúp các doanh nghiệp này nổi lên mạnh mẽ hơn trong giai đoạn hậu Covid-19".

Giám đốc Lawrence Loh nhận định: "Ngân hàng chúng tôi nhận ra rằng khách hàng chúng tôi - các doanh nghiệp nhỏ không chỉ quan tâm đến việc giải quyết những thách thức trước mắt, họ còn muốn tìm ra những cách thức sáng tạo để đảm bảo doanh nghiệp của mình có khả năng tồn tại lâu dài". 

Cuộc khảo sát cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp nhỏ ở Singapore muốn đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để đổi mới. Trong đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số bao gồm cơ sở dữ liệu kinh doanh quốc gia đối với các quy trình khách hàng điện tử và mạng toàn quốc đối với quy trình lập hóa đơn điện tử.

"Nhu cầu về chuyển đổi cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cũng được xếp hạng là lĩnh vực mà các doanh nghiệp nhỏ trên toàn ASEAN cần được hỗ trợ hàng đầu", báo cáo kết luận.

Q.L

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên