MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ðường ngoại 'bóp chết' đường nội

04-12-2020 - 07:19 AM | Thị trường

Biên phòng tỉnh An Giang phát hiện, thu giữ đường nhập lậu ẢNH: HÒA HỘI

Biên phòng tỉnh An Giang phát hiện, thu giữ đường nhập lậu ẢNH: HÒA HỘI

Tại hội thảo “Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới” do T.Ư Hội Nông dân và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức ngày 1/12, ông Trần Ngọc Hiếu, Chủ tịch HÐQT Công ty CP Mía đường Sóc Trăng cho biết, ngành đường Việt Nam đang “hấp hối” vì đường lậu, đường giá rẻ tràn từ Thái Lan vào.

Ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng Thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, giờ này năm ngoái, Hiệp hội đã có đề xuất với Chính phủ và chấp nhận hội nhập, chấp nhận Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ 1/1/2020. Theo đó, sẽ không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.

Theo ông Lộc, sau khi chấp nhận "mở cửa", một số điểm của ngành mía đường Việt Nam còn mù mờ trước đây đã thể hiện rõ. Qua những con số về năng suất, trình độ sản xuất…cho thấy Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, thậm chí về năng suất trong vụ 2019-2020 còn vượt cả Thái Lan.

Tuy nhiên, ông Lộc cảnh báo, trong 11 tháng qua, tới 1,3 triệu tấn đường từ Thái Lan nhập về Việt Nam, giá nhập còn thấp hơn cả giá thành sản xuất tại Thái Lan. Trong khi đó, sản lượng đường của niên vụ 2019-2020 của Việt Nam qua cân đối chỉ khoảng 800.000 tấn.

Theo Hiệp hội Mía đường cho biết, chính phủ Thái Lan đã hỗ trợ cho ngành đường ít nhất là 1,3 tỷ USD mỗi năm. Trong đó khoảng trên 775 triệu USD được sử dụng cho khoản trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua hệ thống bình ổn giá đường, tăng trợ giá để bù đắp mỗi khi giá đường trên thế giới sụt giảm.

Cũng ông Nguyễn Văn Lộc cho biết, để cứu ngành mía đường trong nước và sinh kế của nông dân trồng mía, Việt Nam hoàn toàn có thể quyết định áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với luật pháp quốc tế và các quy tắc giao thương của WTO đối với ngành đường", ông Lộc nói.

Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của các doanh nghiệp đại diện cho ngành, tháng 9/2020, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 2466 tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Trước đó, tháng 6/2020, Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (còn gọi là HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Vân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên cho biết, đã có 15/40 nhà máy đường phải đóng cửa.

Khó xử lý đường nhập lậu

Theo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang, trong 9 tháng đầu năm 2020, lực lượng chức năng trong tỉnh kiểm tra, phát hiện vi phạm 1.763 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, trong đó, đường cát nhập lậu bị bắt giữ lên tới 239.424 kg.

Ông Huỳnh Ngọc Hồ, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường tỉnh An Giang cho biết, khi nhập lậu đường, các đối tượng xóa bỏ nhãn mác trên bao bì, chế biến, trộn lẫn đường nhập lậu với đường nội địa… do đó rất khó kiểm tra, truy xuất nguồn gốc để xử lý. Theo ông Huỳnh Ngọc Hồ, Chính phủ cần chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý hiệu quả hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hồ sơ bán đấu giá hàng hóa tịch thu. Trong đó có mặt hàng đường nhằm ngăn chặn tình trạng các đối tượng buôn lậu lợi dụng các loại hóa đơn chứng từ này để quay vòng, hợp thức hóa đường cát nhập lậu. HÒA HỘI


Theo Nam Khánh

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên