USD tăng vọt, Bitcoin vượt 48.000 USD, yen xuống “đáy” 6 năm
USD đạt mức cao nhất 6 năm so với yen Nhật, trong khi Bitcoin tăng vọt lên trên 48.000 USD, trái ngược với xu hướng giá vàng, khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh.
- 28-03-2022Fitch Ratings xác nhận triển vọng tích cực tín nhiệm của Việt Nam cùng những dự báo khả quan
- 28-03-2022Ngân hàng trung ương Nga nối lại hoạt động mua vàng trong nước
- 28-03-2022Cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ, STB và BID giảm sâu kèm thanh khoản đột biến
USD tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 năm so với yen Nhật sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có động thái kiềm chế lợi suất trái phiếu tăng, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên mức cao nhất trong vòng nhiều năm, làm nổi bật khoảng cách lợi suất trái phiếu giữa Nhật Bản và các ngân hàng trung ương khác.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vượt 2,5%, đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ nâng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm trong kỳ họp tháng 5, sau khi bắt đầu chi kỳ thắt chặt tiền tệ từ tháng này.
Điều đó đã giúp nâng đồng USD lên mức cao nhất trong vòng 2 tuần so với rổ 6 loại tiền tệ đối tác chủ chốt, khi tăng 0,401% vào lúc kết thúc ngày 28/3 theo giờ Việt Nam, lên 99,245.
So với đồng yên, USD đã có lúc tăng tới 2,5%, kết thúc ngày 28/3 vẫn tăng 1,33% lên 123,715 JPY, cao nhất kể từ tháng 8 năm 2015 và mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ tháng 3 năm 2020.
Tính chung cả tháng 2, yen đã mất 7%, trở thành loại tiền có mức giảm giá trong tháng cũng như trong quý nhiều nhất kể từ năm 2016.
Đang chật vật chống lại làn sóng tăng lãi suất trên toàn cầu, BoJ hôm thứ Hai (28/3) đã kiên quyết bảo vệ giới hạn lợi suất 0,25% bằng cách chào mua số lượng trái phiếu chính phủ (JGBs) không giới hạn trong 4 ngày đầu tuần này.
Mặc dù điều đó không ngăn được lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản chạm giới hạn ngưỡng trên của biên độ chính sách của BoJ, nhưng đã khiến đồng yên trở nên quắn quéo.
Derek Holt, người phụ trách mảng thị trường vốn của Scotiabank Economics cho biết: "Trên thực tế, việc mua JGB chủ yếu chỉ để bảo vệ mức trần lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, nhưng tín hiệu hướng tới chính sách gia tăng cung tiền đã góp phần vào sự sụt giảm giá trị của đồng yen, và càng đẩy đồng USD mạnh lên".
Bên cạnh đó, Colin Asher, nhà kinh tế cấp cao của Mizuho, cho biết: "Các hóa đơn nhập khẩu năng lượng lớn và tổn thất doanh thu du lịch mất đồng nghĩa với việc áp lực lên đồng yen có thể sẽ còn kéo dài trong năm tới ".
USD cao nhất 6 năm so với yen Nhật.
Đồng tiền của Nhật Bản cũng mất giá so với đồng euro, trong bối cảnh đồng euro đang ngày càng có xu hướng mạnh lên bởi kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tham gia "câu lạc bộ tăng lãi suất" trong năm nay.
Theo đó, đồng euro kết thúc ngày 28/3 theo giờ Việt Nam tăng 1,17% lên 135,79 yên, mức cao nhất trong vòng 4 năm.
Đồng euro giảm 0,06% so với đồng bạc xanh, xuống 1,0976 EUR. Đồng tiền chung tuần này có tăng giá hay không sẽ tùy thuộc vào dữ liệu lạm phát ở các nền kinh tế lớn ở châu Âu, cộng với lạm phát chung của khu vực - đã tăng lên tới 6,5% trong tháng 3/2022.
Các nhà phân tích của Monex cho biết với sự suy yếu của đồng yên và rủi ro đối với đồng euro do cuộc xung đột Ukraine - Nga, đồng USD có thể sẽ tiếp tục tăng giá, đặc biệt nếu dữ liệu việc làm sắp công bố vào thứ Sáu (1/2) cho thấy sự mạnh mẽ.
"Nếu tăng trưởng tiền lương tiếp tục tăng bất chấp sự gia tăng nguồn cung lao động gần đây, hoàn toàn có khả năng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 50 điểm ở cả 2 cuộc họp sắp tới, tháng 5 và 6/2022", các nhà phân tích của Monex cho biết.
Đối với các đồng tiền hàng hóa, đô la Australia kết thúc ngày 28/3 giảm 0,55% xuống 0,7473 USD. Mặc dù giảm song mức này vẫn gần sát mức cao nhất trong 4 tháng đạt được gần đây.
Yen giảm giá mạnh nhất trong số các tiền tệ trong năm 2022.
Nhân dân tệ Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan do đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nền kinh tế, sau khi mới đây Thượng Hải thực hiện các biện pháp phong tỏa.
Trung tâm tài chính 26 triệu dân của Trung Quốc đã khởi động một kế hoạch phong tỏa theo 2 giai đoạn, đóng cửa các cầu và đường hầm, đồng thời hạn chế giao thông trên đường cao tốc để cố gắng chống lại sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19.
Đồng nhân dân tệ ở cả thị trường trong và ngoài nước đều giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 15 tháng 3, và nhiều nhà giao dịch tiền tệ nhận định mốc tiếp theo sẽ giảm xuống 6,4 CNY.
Theo đó, nhân dân tệ trên thị trường nội địa kết thúc ngày 28/3 ở mức 6,3748 CNY/USD, giảm hơn 85 pip so với cuối phiên liền trước, trong khi giao dịch ở nước ngoài với mức giá 6,3906 CNY.
Các nhà phân tích của Maybank cho biết: "Những lo ngại về (tác động của) chiến lược zero-Covid của Trung Quốc đối với sản xuất, cũng như tiêu dùng – vốn đã èo uột - đang đè nặng lên tam lý của của nhà đầu tư đồng nhân dân tệ".
Việc các nền kinh tế lớn thắt chặt tiền tệ càng khiến CNY suy yếu, bởi có thể cản trở lợi thế lợi nhuận của Trung Quốc và gây nguy cơ dòng vốn chảy ra khỏi thị trường này.
Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc và với của Mỹ hiện ở mức khoảng 28 điểm cơ bản, thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2018.
Rúp Nga hồi phục mạnh lên trên 90 rúp/USD sau khi thị trường Nga dần mở cửa trở lại sau thời gian tạm ngưng hoạt động do các lệnh trừng phạt của phương tây.
Ngày 28 tháng 3 (Reuters) - Đồng rúp tăng mạnh hơn 90 so với đồng đô la trong giao dịch tại Moscow vào thứ Hai, mức cao nhất gần một tháng, trong khi chứng khoán Nga kéo dài mức trượt xuống thấp hơn trong phiên giao dịch thứ ba sau khi tạm ngừng kéo dài gần một tháng.
Theo đó, rúp tăng 7,7% trong ngày 28/3, lên 89, 10 RUB/USD, cao nhất kể từ ngày 1/3.
Dmitry Polevoy, người đứng đầu bộ phận đầu tư thuộc Locko-Invest, cho biết đồng rúp đã nhận được sự hỗ trợ từ các biện pháp kiểm soát vốn và việc không có các biện pháp siết chặt trừng phạt nghiêm trọng.
Thị trường chứng khoán Nga cũng mở cửa trở lại, song hầu hết giảm điểm mạnh trong phiên vừa qua.
Trên thị trường tiền điện tử, Bitcoin tăng mạnh, kết thúc ngày 28/3 theo giờ Việt Nam ở mức 47.380 USD, cao nhất trong vòng 3 tháng, sau thông tin Nga có thể cân nhắc chấp nhận thanh toán dầu khí bằng đồng tiền ảo này. Rạng sáng 29/3, Bitcoin đã vượt mốc 48.000 USD.
Đáng chú. ý, đợt tăng giá này của Bitcoin diễn ra đồng thời với sự hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ, cho thấy tiền điện tử vẫn có giá trị riêng biệt chứ không phải ‘cái bóng" của thị trường chứng khoán
Giá Bitcoin ngày 28/3.
Giá vàng giảm do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt. Theo đó, giá vàng giao ngay lúc kết thúc ngày 28/3 theo giờ Việt Nam giảm 1,07% xuống 1.936,36 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 0,9% xuống 1.936,40 USD.
Mặc dù vàng được coi là một biện pháp phòng ngừa lạm phát, song lãi suất của Mỹ tăng khiến vàng bị lu mờ.
Tham khảo: Refinitiv, Coindesk