MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vạch trần thủ đoạn đưa xăng dầu lậu, giả, kém chất lượng đến người tiêu dùng

04-05-2021 - 08:22 AM | Thị trường

Vạch trần thủ đoạn đưa xăng dầu lậu, giả, kém chất lượng đến người tiêu dùng

Các đối tượng đã bất chấp, sử dụng mọi thủ đoạn để đẩy mạnh kinh doanh, kiếm lời bất chính.

Tuyến biển là tuyến duy nhất mà tội phạm mua bán xăng dầu trái phép sử dụng để buôn lậu. Các đối tượng thường vận chuyển số lượng lớn và ngụy trang phương tiện giống các tàu đánh cá để vận chuyển xăng dầu lậu vào đất liền.

Đại tá Vũ Như Hà - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm, kinh tế, tham nhũng, Bộ Công an - cho biết: "Hiện nay ở vùng biển quốc tế đã hình thành nên 1 chợ trời chuyên buôn bán hàng xăng dầu trôi nổi không có nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng với giá rất rẻ, khoảng 1/3 hoặc một nửa giá bán trên thị trường, do đó các tàu nước ngoài lợi dụng tình hình này đưa hàng hóa, xăng dầu tiếp cận vào gần vùng lãnh hải Việt Nam và sang mạn bán cho những tàu với trọng tải lớn từ trong đất liền ra để mua lại mặt hàng xăng dầu này và đi sâu vào trong cửa sông, cửa biển và đưa lên bờ để tiêu thụ".

Các đối tượng có thể đưa trót lọt xăng dầu lậu từ biển vào đất liền. Câu hỏi đặt ra là: trong nội địa, làm thế nào để tiêu thụ được lượng xăng dầu này khi mà đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, được quản lý rất chặt chẽ.

Vũ Xuân Bẩy, Giám đốc Công ty xăng dầu Phát ở Hải Phòng. Vì công ty chỉ có 1 cây xăng duy nhất nên nếu bán lẻ số xăng dậu lậu thì lượng tiêu thụ sẽ rất ít, Bẩy cùng với kế toán đã thành lập nhiều công ty ma nhằm mua bán hóa đơn GTGT ghi khống số xăng dầu mua trôi nổi để thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Để tiêu thụ lượng xăng dầu lậu, mua trôi nổi trên thị trường, các công ty kinh doanh xăng dầu thường sẽ hợp pháp hóa bằng 2 cách:

- Mua không có hóa đơn rối bán lẻ các qua các cây xăng bằng lượng người tiêu dùng không lấy hóa đơn

- Mua có hóa đơn từ các công ty ma rồi bán lại cho các đơn vị khác hoặc phân phối qua cây xăng

Hầu hết các vụ buôn lậu xăng dầu bị phát hiện, trong những mắt xích tiêu thụ đều có liên quan đến những công ty có giấy phép kinh doanh xăng dầu. Bởi đây là những đơn vị có phương tiện vận chuyển, có cây xăng, có bồn chứa, những điều kiện bắt buộc để đưa xăng lậu đến người tiêu dùng.

Hơn 40 thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, khoảng 300 thương nhân phân phối với 16.000 cửa hàng bán lẻ, đó là thống kê từ Bộ Công Thương. Quản lý xăng dầu là quản lý bằng hóa đơn đầu vào và đầu ra, nghĩa là chúng ta sẽ phải quản lý từ khâu nhập khẩu đến khâu phân phối rồi cuối cùng là tiêu thụ. Doanh nghiệp nhập khẩu thì có thể khai gian số lượng để trục lợi, hệ thống phân phối thì mua hóa đơn đầu vào từ công ty ma, còn đến tiêu thụ, xăng dầu giả sẽ không thể tiêu thụ được nếu không có hệ thống bán lẻ. Vậy thực tế, hệ thống bán lẻ có thể làm những gì?

Bất cập quản lý hóa đơn bán lẻ xăng dầu

Người đàn ông này đã kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu hơn 50 năm, ông cho biết: việc các thương nhân phân phối chào hàng lậu với đại lý bán lẻ là chuyện rất phổ biến. Mặc dù, cơ quan thuế có thể quản lý lượng xăng dầu đầu vào và đầu ra hàng tháng bằng việc ghi đồng hồ trên trụ bơm xăng. Thế nhưng trên thực tế, nếu đại lý bán lẻ nào gian dối thì họ có không ít phương thức để qua mặt lực lượng chức năng.

Làm sai lệch số lượng xăng dầu bán ra không chỉ là để hợp thức hóa cho số xăng dầu mua vào, mà đây còn là cách để các đại lý bán lẻ bán khống hóa đơn thừa để thu lợi bất chính. Chỉ cần có nhu cầu, việc mua hóa đơn khống xăng dầu là vô cùng dễ dàng.

Vạch trần thủ đoạn đưa xăng dầu lậu, giả, kém chất lượng đến người tiêu dùng - Ảnh 1.

Mua hóa đơn thì dễ, nhưng lấy hóa đơn theo đúng quy định thì lại không dễ chút nào. Phóng viên trong vai người đi đổ xăng cho xe máy với số tiền 60.000 đồng tại một cây xăng cuối đường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Khi vào xin hóa đơn, nhân viên cửa hàng đã từ chối với nhiều lý do.

"Ai đi xe máy mua hóa đơn hả anh, người ta đổ 200.000 đồng trở lên thì cửa hàng mới xuất hóa đơn đỏ chứ, anh mua ít thế lấy làm gì, mà bọn em ở đây cũng không xuất cho anh được?..." - nhân viên cửa hàng xăng dầu nói.

Xăng dầu trôi nổi, để có thể từ ngoài biển vào đất liền rồi đi sâu vào nội địa là cả một quá trình. Và khâu quan trọng nhất đó là hệ thống vận chuyển thì các đối tượng lại dùng thủ đoạn quay vòng hóa đơn, chứng từ. Tức là sử dụng 1 hóa đơn hợp pháp rồi dùng quay vòng cho xăng dầu lậu để giảm thuế giá trị gia tăng.

Xăng dầu lậu dù có vượt qua được đại dương để vào đất liền thì cũng phải tiếp tục cần đến xe bồn mới có thể đưa đi tiêu thụ. Trong khi các đối tượng lại dễ dàng vận chuyển xăng dầu lậu bằng việc sử dụng hóa đơn quay vòng, hay còn gọi là hóa đơn khống, thì việc người tiêu dùng bị móc túi bởi xăng dầu lậu, xăng kém chất lượng, xăng giả cũng là điều dễ hiểu.

Theo PV

VTV.VN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên