Vạch trần thủ đoạn gian dối xuất xứ lê Hàn Quốc
Với sự phong phú về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, hiện nay trái cây nhập khẩu đang là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng để lựa chọn mua thưởng...
- 08-10-2022Cà phê, chanh leo của Gia Lai đã vào được thị trường Nhật, EU
- 08-10-2022Mua xe Hyundai và Kia ở Hàn Quốc mất tới 30 tháng vì lý do không ngờ
- 08-10-2022Bầu Đức quyết đổi đời với ‘heo ăn chuối’ còn đây là cách 'vua thịt lợn' Trung Quốc gây dựng đế chế trăm tỷ USD từ số 0 tròn trĩnh
Trước thị hiếu "sính ngoại" hoa quả nhập khẩu của nhiều người tiêu dùng, thời gian qua, đã có không ít người kinh doanh bị phát hiện dán mác giả xuất xứ để tuồn trái cây không rõ nguồn gốc ra thị trường. Trong những ngày gần đây, bằng camera giấu kín, nhóm phóng viên Chuyển động 24h đã ghi được những hình ảnh để vạch trần thủ đoạn gian dối xuất xứ lê Hàn Quốc bán cho người tiêu dùng.
Tại một cửa hàng bán trái cây nhập khẩu trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhiều loại lê đang bày bán tại đây, được nhân viên quảng cáo có xuất xứ từ Hàn Quốc. Trên mỗi trái lê đều được dán tem mác cẩn thận, thậm chí in cả mã QR. Vậy nhưng, điều khó hiểu là, theo giải thích của nhân viên, mã QR này không quét được ở Việt Nam mà chỉ ở Hàn Quốc mới check xuất xứ được.
Tại một cửa hàng trái cây nhập khẩu khác, nhân viên cũng quảng cáo với khách hàng, cả loại lê nâu và lê sữa này đều được nhập khẩu tại Hàn Quốc, với mức giá 250.000 đồng/kg.
Qua lời quảng cáo, giới thiệu của nhân viên bán hàng, dưới cái mác trái cây nhập khẩu Hàn Quốc, không ít người đã bỏ tiền để mua loại trái cây này với mức giá không hề rẻ. Vậy nhưng, ít ai biết được, nguồn gốc thực sự của những loại lê mà cửa hàng đang bán.
Hành vi gian dối xuất xứ trái cây nhập khẩu bị vạch trần khi cơ quan quản lý thị trường tiến hành quét mã QR trên mỗi quả lê. Khi thông tin hiện ra chỉ là những trang web nhằng nhịt chữ nước ngoài, chứ không có thông tin về nguồn gốc xuất xứ chứng minh nguồn gốc nông sản từ Hàn Quốc.
Ông Suh Minho, đại diện đơn vị xuất khẩu lê Hàn Quốc: "Quét mã QR chuẩn thì sẽ ra trang web thể hiện nguồn gốc ở Hàn Quốc".
Theo cơ quan quản lý thị trường, hành vi giả mạo xuất xứ trái cây nhập khẩu có thể mang lại lợi nhuận lớn cho gian thương, vì khi mạo danh có thể nâng giá bán lên gấp 2-3 lần so với nguồn gốc thực sự của loại trái cây này.
VTV