MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Văn hóa doanh nghiệp: Hô khẩu hiệu hay hành động?

14-10-2019 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận ra được tầm quan trọng và giá trị của văn hóa doanh nghiệp. Đó chính là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển trường tồn và tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học Mỹ, những công ty có một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh, giá trị của nó có thể sẽ tăng lên 200%, và có nhiều doanh nghiệp còn đạt được hiệu quả cao hơn như General Electric (GE), Southwest Airline, ConAgra, IBM…

Đặc biệt trong những ngành cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, văn hóa doanh nghiệp lại càng đóng vai trò quan trọng. Bởi nó sẽ giúp tăng sự gắn kết, trung thành và tận tụy của nhân viên, từ đó tạo động lực cho họ cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Hơn nữa, khi nhân viên thấm nhuần văn hóa doanh nghiệp, họ cũng sẽ là những đại sứ truyền thông tuyệt vời, giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến cộng đồng. Mọi chiến dịch truyền thông ra bên ngoài của doanh nghiệp sẽ trở thành "sáo rỗng" nếu mỗi nhân viên của họ không thấu hiểu và cùng chia sẻ thông điệp đó.

Ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi ngân sách lớn để xây dựng văn hóa nội bộ. Ngoài những cái tên nổi tiếng như FPT, Viettel hay Vingroup, có thể kể đến một số doanh nghiệp bán lẻ như Thế giới di dộng hay FPT Shop - hai đơn vị nổi bật với giá trị văn hóa đặt khách hàng làm trung tâm. Bên cạnh đó, các nhà băng từ "ông lớn" có vốn nhà nước như Vietinbank đến khối TMCP như VPBank, TechcomBank, TPBank… cũng chú trọng phát triển phong trào nội bộ. Trong đó, VPBank lựa chọn cách xây dựng thương hiệu từ văn hóa doanh nghiệp thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, Techcombank đề cao sự hợp tác, phối hợp làm việc, hướng tới tính hiệu quả vì khách hàng...

MSB cũng là một trong số những nhà băng đầu tư mạnh cho văn hóa doanh nghiệp, nhưng điểm đặc biệt là ngân hàng này đã xây dựng được văn hóa tinh thần chung cho tất cả CBNV thông qua những hành động cụ thể.  

Văn hóa doanh nghiệp: Hô khẩu hiệu hay hành động? - Ảnh 1.

Là ngành phục vụ khách hàng đại chúng, MSB xác định chiến lược cạnh tranh hàng đầu là "nâng cao trải nghiệm khách hàng". Để có thể cung cấp chất lượng xuất sắc đòi hỏi ngân hàng phải có văn hóa nội bộ đủ mạnh mà trong đó mỗi CBNV đều thấm nhuần những triết lý chung. Ngoại trừ những yếu tố đặc thù trong ngành như sự trung thực, minh bạch…, MSB xác định điều quan trọng hơn cả là mỗi nhân viên phải có tinh thần sẵn sàng thay đổi, luôn học hỏi để tốt hơn mỗi ngày.

"Những hoạt động đó sẽ không mang lại hiệu quả nếu như không xây dựng được nhận thức cho mỗi CBNV về việc "muốn thay đổi bất cứ điều gì, trước tiên phải thay đổi chính mình". Nếu nhân viên của doanh nghiệp ý thức được việc họ phải vượt qua sức ì bản thân, phải tốt hơn mỗi ngày, chắc chắn tự họ sẽ làm tốt hơn công việc của chính mình để mang đến sản phẩm dịch vụ tốt hơn hay những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng", bà Đinh Thị Tố Uyên, GĐK MKT&TT MSB, chia sẻ.

Xác định được điều đó, song song với việc thay đổi chiến lược, thương hiệu mới, MSB đã chú trọng vào việc xây dựng tinh thần cho CBNV trong nội bộ với khẩu hiệu đáng chú ý "Biến bất khả thành bất khả chiến bại".

Gần nhất, MSB đã phát động chương trình nội bộ "M- Bất khả chiến bại" để khuyến khích CBNV tự vượt qua những thử thách về sức khỏe như chạy bộ, bơi lội, chống đẩy…tạo thành một phong trào mạnh trên mạng xã hội. Đáng chú ý, các hoạt động này không chỉ giúp nhân viên có những cải thiện tích cực về sức khỏe mà còn giúp thay đổi tư duy khi tiếp cận công việc. Họ học được cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, luôn sẵn sàng thử sức và dấn thân để chinh phục mục tiêu được giao. Từ đó xây dựng được tinh thần vượt qua chính mình, nỗ lực bứt phá giới hạn bản thân để đạt được những thành quả vượt trội hơn trong cả cuộc sống và công việc.

Một tín hiệu vui là sau khi chúng tôi phát động chương trình, kết quả kinh doanh của MSB cũng có sự thay đổi rõ rệt, nhiều kỷ lục về giải ngân, huy động liên tục được xác lập. Cùng đó, các chỉ số trải nghiệm khách hàng của MSB cũng được nâng cao rõ rệt, riêng quý 3 năm 2019 chỉ số CSAT (sự hài lòng nói chung của khách hàng về sản phẩm dịch vụ) đạt 92%", ông Huỳnh Bửu Quang, TGĐ MSB, cho hay. 

Văn hóa doanh nghiệp: Hô khẩu hiệu hay hành động? - Ảnh 2.

Tiếp nối hoạt động đó, MSB cũng vừa tổ chức sự kiện với sự tham gia của gần 200 người cùng thực hiện chống đẩy tại Công viên Yên Sở, Hà Nội và ghi danh kỷ lục Guiness Việt Nam "Đơn vị có số lượng cán bộ nhân viên tham gia chống đẩy đông nhất tại cùng một thời điểm để lan tỏa thông điệp Cùng vươn tầm và tinh thần M-Bất khả chiến bại". Sự kiện này không phải chỉ thu hút những CBNV nam mà còn có cả các cán bộ nữ tham gia. Sự kiện là "trái ngọt" của việc kích hoạt văn hóa "bất khả chiến bại" trước đó. 

Rõ ràng, câu chuyện xây dựng văn hóa nội bộ của doanh nghiệp Việt vẫn còn nhiều thử thách ở phía trước. Những doanh nghiệp sớm nhận thức được để tìm đúng hướng, đi đúng đường thì sẽ gặt hái thành công. Song để làm được, họ không chỉ hô khẩu hiệu mà phải bắt tay vào hành động từ những điều nhỏ nhất.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên