MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vạn Lý Trường Thành thứ hai ở Trung Quốc: Ít người biết đến nhưng chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử, thậm chí còn giật kỷ lục thế giới

12-03-2023 - 06:38 AM | Tài chính quốc tế

Khi nhắc tới Vạn Lý Trường Thành hầu hết mọi người đều nhớ tới do Tần Thủy Hoàng ra lệnh nối lại và xây thêm. Ít ai biết rằng, tại Trung Quốc, vẫn còn một Vạn Lý Trường Thành thứ hai cũng chiếm vị trí rất quan trọng trong lịch sử.

Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo lớn nhất thế giới và cũng là niềm tự hào của người dân Trung Hoa. Vạn Lý Trường Thành được được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16. Thế nhưng đây không phải là bức tường thành duy nhất của quốc gia này.

Vạn Lý Trường Thành thứ hai ở Trung Quốc: Ít người biết đến nhưng chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử, thậm chí còn giật kỷ lục thế giới - Ảnh 1.

Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh do hoàng đế Chu Nguyên Chương khởi xướng xây dựng. (Ảnh: 163)

Vạn Lý Trường Thành thứ hai của Trung Quốc tọa lạc ở thành phố Nam Kinh, bên bờ sông Dương Tử. Tường thành này do hoàng đế Chu Nguyên Chương khởi xướng xây dựng trong khoảng năm 1366 tới 1386 nhằm bảo vệ cố đô của triều nhà Minh.

Theo tư liệu từ sử sách cũ, hơn 200.000 người được huy động từ khắp các địa phương lân cận tới xây thành. Họ đã vận chuyển gần 7 triệu m3 đất. Ước tính, bức tường thành này sử dụng tới 350 triệu viên gạch. mMỗi viên nặng khoảng 2,7 kg. Vật liệu dùng để gắn kết các viên gạch là hỗn hợp từ nước gạo, vôi và những nguyên liệu khác. Tường cao từ 14-20m, rộng 14m, trên đỉnh có các lỗ châu mai phòng thủ trong trường hợp bất trắc.

Vạn Lý Trường Thành thứ hai ở Trung Quốc: Ít người biết đến nhưng chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử, thậm chí còn giật kỷ lục thế giới - Ảnh 2.

Vạn Lý Trường Thành thứ hai của Trung Quốc nằm bên bờ sông Dương Tử. (Ảnh: 163)

Theo China Travel Guide, mỗi viên gạch đều ghi lại các thông tin gồm nơi chế tác, viên quan chịu trách nhiệm và người thợ làm ra chúng. Do đó, những viên gạch đắp Tường thành Nam Kinh đã trở thành bộ tài liệu lịch sử về xây dựng đối với các chuyên gia và thế hệ đời sau.

Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh được chia thành 4 phần, được thiết kế quây tròn, bao bọc nội độ Nam Kinh. Ban đầu, tường thành dài gần 35km, tuy nhiên, ngày nay nó chỉ còn lại gần 21km. Dù trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng nó vẫn đứng vững, điều này đã chứng tỏ trình độ kỹ thuật đỉnh cao của người xưa. Công trình này đã được công nhận là bức tường thành quây tròn dài nhất thế giới.

Vạn Lý Trường Thành thứ hai ở Trung Quốc: Ít người biết đến nhưng chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử, thậm chí còn giật kỷ lục thế giới - Ảnh 3.

Công trình này đã được công nhận là bức tường thành quây tròn dài nhất thế giới. (Ảnh: 163)

Vào thời điểm đó, Chu Nguyên Chương lập Nam Kinh làm thủ đô và quyết định xây tường thành để củng cố chủ quyền và tránh bị xâm lược. Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh được xây dựng ở trên dãy núi Định Sơn, là nơi trấn ải của nhà Minh. Tường thành được xây dọc theo đỉnh núi Sư Tử, đỉnh núi Diệu Cao và đỉnh núi Phù Dung, kết cấu của nó được xây dựng theo tỷ lệ 1:1 giống với Vạn Lý Trường Thành mà Tần Thủy Hoàng đã xây.

Mặc dù có địa hình đẹp nhưng Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh lại có rất du khách ghé thăm. Du khách tới đây có thể tham quan 6 phần tường thành cổ. Bao gồm: Đoạn tường thành dài 6km từ Trung Hoa Môn tới An Môn; 2km từ cổng Trung Sơn tới đường Đông Quang Hoa, 6km từ Đông Thủy Quan đến Tây Thủy Quan, 1km từ núi Tần Lĩnh tới Vườn Quốc phòng, 4km từ cổng Định Hoài đến núi Sư Tử và 2km từ đường Trung Phúc đến cổng Trung Phương. Quang cảnh nơi này được đánh giá là hùng vĩ không kém gì khu vực Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh mà khách du lịch thường ghé thăm.

Vạn Lý Trường Thành thứ hai ở Trung Quốc: Ít người biết đến nhưng chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử, thậm chí còn giật kỷ lục thế giới - Ảnh 4.

Mặc dù có địa hình đẹp nhưng Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh lại có rất du khách ghé thăm. (Ảnh: 163)

Hiện nay, khu vực phía đông của tường thành ở Đông Thủy Quan đã được phát triển thành một công viên lớn. Công viên này được mở ra trên nền cung điện cổ, với một cổng chào, hào nước, tàn tích của đàn tế trời, và một bức tường đá với tranh điêu khắc của các loài sinh vật huyền thoại từ thời nhà Minh. Giá vé vào cổng tham quan Vạn Lý Trường Thành ở Nam Kinh là 25 NDT (khoảng 85.000 đồng), giờ mở cửa bắt đầu từ 8 giờ 30 phút và giờ đóng cửa là 16 giờ 30 phút.

Theo Nguyệt Phạm

Thể thao văn hóa

Trở lên trên