Váy Dior 4.000 USD bị chỉ trích 'đạo nhái' trang phục truyền thống Trung Quốc
Váy của Dior được mô tả là có đường xẻ cao ở mặt trước và mặt sau, nếp gấp ở hai bên cũng như thiết kế ở eo giống với váy mặt ngựa của Trung Quốc.
- 12-07-2022Valentino bị Dior đòi bồi thường 100.000 USD
- 22-06-2022Đẳng cấp chiếc túi Lady Dior "bạch tạng" đang gây sốt: Đỉnh cao kỹ thuật xử lý da cá sấu, khách hàng được đánh dấu chủ quyền theo cách độc lạ
- 08-06-20226 chiếc túi biểu tượng của Dior
Thương hiệu thời trang Pháp Dior lại gây tranh cãi trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc khi một số người yêu thích Hán phục cáo buộc thương hiệu này sao chép thiết kế váy mặt ngựa truyền thống của Trung Quốc trong bộ sưu tập mùa thu 2022 mà không nói rõ nguồn cảm hứng. Họ mô tả váy của Dior có đường xẻ cao ở mặt trước và mặt sau, nếp gấp ở hai bên cũng như thiết kế ở eo. Tất cả số đó đều là những yếu tố điển hình của váy mặt ngựa, trong khi Dior khẳng định đó lại là thiết kế ban đầu của hãng.
Chiếc váy đang gây tranh cãi của Dior có giá 4.178 USD. Ảnh: Dior
Theo Global Times, trên trang web chính thức của Dior, thương hiệu cho biết chiếc váy này là sản phẩm đặc trưng của Dior, trong phần mô tả cũng không có nội dung cho thấy nó có liên quan gì đến quần áo hay văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Theo cộng đồng mạng, váy mặt ngựa của Trung Quốc có nếp gấp ở hai bên, để hai mặt vải phẳng ở chính giữa trước và sau chồng lên nhau. Và phần chồng lên nhau của các mặt váy được gọi là “ma mian”. Váy được ưa chuộng vào thời Minh bởi cả hoàng hậu và các phụ nữ thường dân. Tùy thuộc vào địa vị, tầng lớp hay các dịp lễ khác nhau mà màu sắc, hoa văn sẽ khác nhau.
Mối quan tâm chính của người yêu thích Hán phục lúc này là với tầm ảnh hưởng toàn cầu của Dior, người tiêu dùng sẽ coi nó như chiếc váy nguyên bản của hãng, trong khi, váy mặt ngựa của Trung Quốc sẽ bị một số người không quen thuộc với văn hóa Trung Quốc coi là “hàng nhái”.
Một số người khác coi vấn đề này là “giao lưu văn hóa” hơn là bắt chước. Họ nói rằng vấn đề này là một bài học mà người Trung Quốc nên rút kinh nghiệm để trong tương lai sẽ đầu tư hơn nhiều để quảng bá văn hóa của chính mình.
Váy mặt ngựa truyền thống của Trung Quốc. Ảnh: Newhanfu |
Dior không đưa ra bất kỳ phản hồi nào về cuộc tranh cãi này. Thương hiệu cũng khóa bình luận trên tài khoản Weibo của mình. Đây không phải là lần đầu tiên Dior vướng vào tranh cãi ở Trung Quốc. Vào tháng 11/2021, hãng đăng tải bức ảnh gây tranh cãi của nhiếp ảnh gia Trần Mạn chụp người mẫu mắt híp và làn da ngăm đen mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc và cầm túi Dior. Khi đó, cộng đồng mạng cho rằng hãng đang miệt thị phụ nữ nước này.
Nhiều người đã chỉ trích Dior mô tả phụ nữ Trung Quốc theo cách giống với khuôn mẫu của phương Tây. Một số khác cho rằng sự thể hiện đó không phù hợp với vẻ đẹp điển hình ở Trung Quốc, nơi phụ nữ thường có làn da trắng và đôi mắt to. Sau khi gây tranh cãi, Dior đã gỡ tấm ảnh khỏi các nền tảng mạng xã hội và không đưa ra bất cứ lời giải thích nào.
Người đồng hành