MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vay tiền ngân sách đầu tư: “Cân nhắc tỷ lệ 10% để lại”

05-06-2016 - 12:24 PM | Tài chính - ngân hàng

“Việc để mức bảo đảm tiền vay 10% vào các dự án nhỏ có thể đỡ tác động, nhưng với các dự án lớn, mức bảo đảm tiền vay quá cao sẽ gây khó khăn cho người đi vay”.

Đó là ý kiến của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp góp ý dự thảo nghị định về tín dụng đầu tư của Nhà nước, ngày 3/6.

Theo Phó thủ tướng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là một trong những ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng của Chính phủ với các đối tượng đặc thù, có những vấn đề tồn đọng khó khăn từ thời gian trước đây.

Ông lưu ý, VDB là một công cụ của Nhà nước để thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng, nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên lý thị trường, không vi phạm cam kết quốc tế.

“Cần tăng cường phân cấp, phân quyền chịu trách nhiệm cho ngân hàng này, để tăng tính chủ động, một vấn đề trình bày vòng vo mấy tháng trời thì rất khó làm việc”, Phó thủ tướng nói.

Các đơn vị, bộ, ngành liên quan cũng cần nghiên cứu thảo luận kỹ hơn về tín dụng xuất khẩu, đảm bảo thực hiện tốt các cam kết quốc tế.

Liên quan đến các quy định về lãi suất cho vay, Phó thủ tướng lưu ý, cần căn cứ vào yếu tố đầu vào, đầu ra, căn cứ vào lãi suất huy động trái phiếu và có tính ưu đãi rõ hơn. Vì thủ tục vay vốn phức tạp, khó vay vốn nên người vay cũng khó tiếp cận hiệu quả.

Phó thủ tướng cho rằng, cần nghiên cứu mức bảo đảm tiền vay, với tinh thần không làm khó thêm quy định người cho vay.

“Các đơn vị liên quan trong thời gian tới tăng tốc thẩm định sửa đổi dự thảo nghị định, với tinh thần các quy định phải bám sát thực tiễn, thực hiện tinh thần quản lý chặt chẽ,hiệu quả vốn tín dụng”, Phó thủ tướng đề nghị.

Nghị định về tín dụng đầu tư của Nhà nước khi được ban hành sẽ thay thế Nghị định 75 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của VDB.

Dự thảo nghị định mới cũng loại một số danh mục vay vốn dự án thuộc một số ngành, lĩnh vực không cần thiết, không hiệu quả, có tính thương mại cao, tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo Song Hà

VnEconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên