MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vay vốn không tài sản bảo đảm: trợ lực cho doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tốc

03-12-2021 - 17:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Vay vốn không tài sản bảo đảm: trợ lực cho doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tốc

Tiếp cận tín dụng thường là nỗi trăn trở của doanh nghiệp siêu nhỏ, đặc biệt vào thời điểm dịch bệnh vì những nguyên nhân như khó khăn về tài sản thế chấp, phương án kinh doanh chưa tối ưu, khó chi trả lãi vay hay hồ sơ, thủ tục phức tạp…

Khi xã hội đang dần chuyển dịch sang trạng thái "bình thường mới", doanh nghiệp đang sẵn sàng kế hoạch tăng tốc, câu chuyện vốn vay có dễ dàng hơn?

Trong "nguy" luôn có "cơ"

Theo Sách Trắng về doanh nghiệp Việt Nam 2021, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 67,1% tổng số doanh nghiệp, nhưng tổng vốn chỉ chiếm khoảng 13,5% trong tổng số vốn của toàn bộ khối doanh nghiệp nói chung. Tỷ lệ này không thay đổi nhiều trong cả giai đoạn 2011-2020, cho thấy doanh nghiệp siêu nhỏ gặp trở ngại trong tích lũy và tiếp cận vốn. Những lý do thường gặp của vấn đề này có thể kể tới như sức khỏe tài chính chưa đủ điều kiện, chưa chứng minh được tính khả thi của kế hoạch kinh doanh và khả năng sinh lời, không đáp ứng yêu cầu về tài sản thế chấp…Covid-19 bùng phát gây thêm nhiều hệ lụy khác, đưa doanh nghiệp vào tình trạng khó sản xuất ổn định hay tăng trưởng quy mô.

Chia sẻ về vấn đề này, chị Nguyễn Nhật – Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất cơ điện cho biết: "Doanh nghiệp của tôi mới có tuổi đời 5 năm. Trong 5 năm này đã có tới 2 năm dịch bệnh, muốn vươn lên về quy mô cũng là chuyện khó khăn. Sau đợt dịch vừa qua, từ tháng 9 công ty tôi có sản xuất trở lại nhưng đơn hàng đầu ra khá dè dặt. Tài sản cũng đã thế chấp ngân hàng. Việc vay vốn gặp nhiều trở ngại".

Tuy nhiên, trong "nguy" luôn có "cơ". Dịch bệnh là phép thử cho doanh nghiệp để tìm ra những hướng đi mới, gỡ nút thắt do Covid-19 gây nên. Thực tế, sau gần 2 tháng nới lỏng giãn cách xã hội, hầu hết các doanh nghiệp đang khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, từ phía chính phủ cũng đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp như miễn giảm thuế, phí, đề nghị điều chỉnh giảm lãi suất, đẩy mạnh hỗ trợ chuyển đổi số…Đặc biệt, gần đây, nhiều ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm chỉ tiêu tín dụng trong quý 4/2021. Điều này sẽ giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới, và các doanh nghiệp cũng kỳ vọng sẽ có thêm nhiều kênh vốn giá rẻ cho bài toán phục hồi sản xuất của doanh nghiệp.

Vay vốn không tài sản bảo đảm: trợ lực cho doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tốc - Ảnh 1.

Tốc độ hồi phục của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn vốn, quy mô,…. Doanh nghiệp nhỏ được nhận định sẽ phục hồi chậm hơn, nhưng với các trợ lực thiết thực, doanh nghiệp nhỏ có thể lạc quan vào bước tiến trong thời gian tới. Anh Ngọc Dũng, giám đốc công ty về may mặc tại quận Đống Đa chia sẻ: "Công ty tôi tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng từ thời điểm tháng 6, ngay sau khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát. Điều này trở thành trợ lực rất lớn để đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn đủ khả năng tiếp nhận những đơn hàng quốc tế và phát triển hoạt động sản xuất. Chúng tôi cũng có thể tiếp cận và đầu tư vào chuyển đổi số hay kinh doanh trên sàn TMĐT cũng một phần nhờ số vốn này".

Vay vốn không tài sản bảo đảm: Trợ lực cho Doanh nghiệp nhỏ

Từ thực tế về nhu cầu vay vốn của khách hàng, một số ngân hàng trên thị trường đang thúc đẩy chương trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ. Tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) triển khai gói tài trợ không tài sản bảo đảm với giá trị tài trợ lên tới 500 triệu đồng, lãi suất cạnh tranh cùng cơ chế phê duyệt trước nhanh chóng trong 24 giờ làm việc.

Bằng cách truy cập website http://vaynhanhsme.msb.com.vn/, khách hàng có thể tra cứu hạn mức vay tín chấp hoàn toàn online, kết quả được trả ra chỉ trong 1 phút. MSB sẽ liên hệ khách hàng để trực tiếp thu thập hồ sơ. Tiện ích hơn, nhà băng này thực hiện giải ngân online, giúp doanh nghiệp tiếp cận tín dụng đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Một điểm tiện ích khác là khách hàng có thể tùy chọn mục đích sử dụng với khoản tài trợ không tài sản bảo đảm, như thanh toán cho đối tác hay thấu chi hoặc thẻ tín dụng doanh nghiệp.

Lựa chọn hình thức thấu chi, Anh Tuấn Đạt, giám đốc một công ty về trồng và phân phối hoa tươi chia sẻ: "Mình mới được MSB giải ngân gói tín dụng này cách đây hơn 3 tuần. Điều này đã hỗ trợ mình kịp thời tại thời điểm khó khăn này. Mình có thể ứng vốn ngay từ tài khoản của doanh nghiệp mà không cần làm đề nghị giải ngân. Điểm này rất phù hợp với công ty thiếu hụt vốn tạm thời hay cần vốn cấp bách. Mình cũng tiết kiệm được phần chi phí lãi vay bởi cuối ngày thì hệ thống Ngân hàng tự động quét tài khoản, nếu còn số dư ở tài khoản thanh toán thì sẽ đẩy sang tài khoản thấu chi’.

Được biết, nếu chọn hình thức thẻ tín dụng doanh nghiệp MSB Visa MBusiness, khách hàng cũng nhận được những đặc quyền hấp dẫn như hoàn 10% tổng giá trị giao dịch, tối đa 1 triệu/thẻ và 2 triệu/khách hàng khi chi tiêu trong 30 ngày đầu mở thẻ; rút tiền mặt đến 30% hạn mức thẻ, tối đa 100 triệu đồng/thẻ/tháng; miễn lãi đến 45 ngày…. Đặc biệt, với những doanh nghiệp thanh toán phí thành viên (membership) lần đầu trên Alibaba.com bằng tấm thẻ này sẽ được hoàn tiền 10%, tới 4 triệu đồng.

Bên cạnh gói tài trợ không tài sản bảo đảm, MSB cũng đẩy mạnh gói tài trợ toàn diện. Khách hàng có thể nhận giá trị khoản vay lên tới 150% giá trị tài sản bảo đảm, tối đa 6 tỷ đồng. Đây là hạn mức hấp dẫn và có tính cạnh tranh so với mức thường thấy hiện nay là dưới 90% giá trị tài sản bảo đảm. Thời gian tài trợ vốn ngắn hạn đến 36 tháng, thay vì 12 tháng như thông thường. Thời gian phê duyệt hồ sơ tại MSB là trong 3 ngày làm việc.

Như vậy, với sự đồng hành của những ngân hàng như MSB, doanh nghiệp và nhà băng đã tìm được điểm chung để gỡ nút thắt về vốn, đặc biệt là vốn vay không tài sản bảo đảm – điểm hiếm áp dụng với doanh nghiệp siêu nhỏ trên thị trường hiện nay. Đây chính là giải pháp để kích hoạt "thẻ xanh" cho tài chính của các công ty, tạo bước đà "vươn tầm" trong tương lai.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên