MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VCBS Research chỉ ra các yếu tố là động lực tăng trưởng kinh tế chính và dự báo tăng trưởng năm 2023

VCBS Research chỉ ra các yếu tố là động lực tăng trưởng kinh tế chính và dự báo tăng trưởng năm 2023

Theo báo cáo triển vọng 2023 của VCBS, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 được dự báo ở mức 5,8-6,2%.

Báo cáo triển vọng 2023 của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, nhìn chung, Việt Nam vẫn có thể coi là nền kinh tế ổn định và còn tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, bất chấp những yếu tố tiêu cực ngắn hạn về vĩ mô.

Báo cáo cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 có thể đạt 5,8-6,2%.

Theo các chuyên gia của VCBS, năm 2023, nền kinh tế của Việt Nam sẽ có 4 động lực tăng trưởng chính, bao gồm Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ du lịch; Công nghệ chế biến chế tạo và Các hiệp định thương mại tự do.

VCBS Research chỉ ra các yếu tố là động lực tăng trưởng kinh tế chính và dự báo tăng trưởng năm 2023 - Ảnh 1.

Nguồn: VCBS

Bên cạnh đó, theo VCBS Research, nền kinh tế Việt Nam cần cẩn trọng với 3 tiềm ẩn rủi ro, lạm phát kỳ vọng cao, áp lực từ tỷ giá và lãi suất và yếu tố rủi ro địa chính leo thang.

Báo cáo của VCBS cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 4,55% so với tháng 12/2021. Tính chung cả năm 2022, CPI bình quân tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Tuy vậy, lạm phát cơ bản tăng 4,99% so với cùng kỳ. Mục tiêu lạm phát Quốc hội giao trong năm 2022 được dự báo hoàn thành.

Qua đó, VCBS Research dự báo trong năm 2023, với kịch bản cơ sở, lạm phát năm 2023 ở mức khoảng 4,5- 5%. Trong đó giai đoạn lạm phát dự báo đỉnh cùng mức tăng cao theo tháng có thể rơi vào giai đoạn Tết Nguyên đán trong quý 1/2023.

Nguyên nhân chính, theo VCBS, là do cầu tiêu dùng nội địa ghi nhận tiếp tục tăng, đáng kể ở liên quan đến dịch vụ hàng hóa khiến lạm phát cơ bản còn dư địa tăng. Đáng chú ý, đây là chỉ báo quan trọng trong quyết định với chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, việc điều chỉnh khung bán lẻ điện để phù hợp với giá cả đầu vào tăng và tăng lương cơ bản và lộ trình cải cách tiền lương cũng là hai yếu tố góp phần làm tăng lạm phát theo tháng trong quý 1/2023.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định, Chính phủ vẫn có trong tay một số công cụ và thể hiện quyết tâm ổn định mặt bằng giá đặc biệt giá lương thực, thực phẩm và lộ trình điều chỉnh giá của một số mặt hàng, dịch vụ công thiết yếu.

VCBS Research chỉ ra các yếu tố là động lực tăng trưởng kinh tế chính và dự báo tăng trưởng năm 2023 - Ảnh 2.

Nguồn: VCBS

Tổng hợp lại, các chuyên gia của VCBS đánh giá, số liệu lạm phát năm tới được dự báo ở mức cao hơn năm 2022 ở mức đáng kể với lạm phát kỳ vọng cao đặc biệt trong 6 tháng đầu năm.

Trong trường hợp tỷ giá VND giảm giá so với USD trong thời gian dài và vượt kỳ vọng, đi cùng với giải ngân đầu tư công đẩy mạnh, CPI so với cùng kỳ năm trước nhiều khả năng duy trì quanh 4,5% trong hầu hết năm, số liệu lạm phát trung bình duy trì trên gần ngưỡng 5 ngay trong các tháng đầu năm, trước khi giảm nhẹ về quanh ngưỡng 4,5%.

Theo đó, mặc dù chỉ tiêu lạm phát đã được điều chỉnh trong năm 2023 lên 4,5%, NHNN vẫn sẽ có ít không gian điều hành đối với chính sách tiền tệ

Anh Tuấn

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên