VDSC: NĐT tổ chức bắt đầu mua ròng, tín hiệu tốt cho nhóm ngân hàng, nhắc tên hai mã nổi bật
Theo VDSC, song song với các đợt sụt giảm của các cổ phiếu penny gần đây, các nhà đầu tư tổ chức (Tự doanh CTCK, NĐT nước ngoài và các quỹ ETF) đã bắt đầu trạng thái mua ròng, điều này cũng sẽ báo hiệu tốt cho cổ phiếu vốn hóa lớn, bao gồm nhóm ngân hàng.
- 09-02-2022"Vua ATC" SHB tăng vọt cuối phiên
- 08-02-2022Mirae Asset: Các ngân hàng Việt đang được định giá cao trong khu vực nhờ tỷ suất sinh lời hấp dẫn, nhắc tên 3 cổ phiếu tiềm năng
- 07-02-2022Khối ngoại tích cực gom cổ phiếu ngân hàng ngay sau Tết Nguyên đán
Tại báo cáo chiến lược thị trường tháng 2 mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết sau mùa báo cáo tài chính quý 4, thị trường khá thận trọng khi thanh khoản chưa cao và duy trì mức dưới 30.000 tỷ đồng một phiên.
Trong tháng 1/2021, Tài chính là nhóm tăng điểm duy nhất với tăng trưởng 3,6% so với tháng trước. Nhóm Tài chính dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng như BID (+35% so với tháng trước), MBB (+18%), STB (+17%). Các nhóm khác ghi nhận mức giảm từ -14% đến -1%.
Diễn biến chỉ số các nhóm ngành trong tháng 1. (Nguồn: Bloomberg, CTCK Rồng Việt)
Theo VDSC, sự chững lại của giá cổ phiếu trong sáu tháng cuối năm 2021 đã phản ánh sự tăng trưởng chậm lại của ngành ngân hàng. Trong thời gian tới, nhóm phân tích kỳ vọng hoạt động của các ngân hàng quốc doanh sẽ được hỗ trợ bởi các câu chuyện như chia cổ tức và phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng trong quý 1/2022, trong khi các ngân hàng tư nhân được cho là có những tin tức tích cực và tăng trưởng vượt bậc từ quý 2- quý 3/2022.
Ngoài ra, nhóm phân tích cũng kỳ vọng vào sự luân chuyển của dòng tiền trong thị trường từ cổ phiếu vốn hóa nhỏ sang cổ phiếu vốn hóa lớn hơn, đặc biệt là những cổ phiếu được hỗ trợ bởi KQKD quý 4/2021 khả quan, trong ngắn hạn. Trên thực tế, song song với các đợt sụt giảm của các cổ phiếu penny gần đây, các nhà đầu tư tổ chức (Tự doanh CTCK, NĐT nước ngoài và các quỹ ETF) đã bắt đầu trạng thái mua ròng, điều này cũng sẽ báo hiệu tốt cho cổ phiếu vốn hóa lớn, bao gồm ngân hàng.
Mặt khác, VDSC cho rằng nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng với cổ phiếu TCB và ACB do có diễn biến tích cực về chất lượng tài sản của hai ngân hàng này và kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện trong nửa đầu năm 2022, nhờ vào khẩu vị rủi ro có thể kiểm soát được và cách tiếp cận thận trọng và tập khách hàng tốt hơn so với các công ty cùng ngành.
Theo VDSC, đây cũng là hai trong số ít ngân hàng đã trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ cơ cấu lại năm 2021 trước thời hạn quy định Thông tư 14. Điều này sẽ giảm bớt áp lực lên chi phí tín dụng và là bước đệm cho tăng trưởng tích cực trong năm 2022. ACB và Techcombank cũng nằm trong số những ngân hàng dẫn đầu xu hướng gia tăng CASA, đặc biệt ở mảng bán lẻ.