MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Về già tôi mới hiểu ra rằng, chỉ khi giàu có bạn mới có tư cách nói tiền quan trọng hay không: Tiền là lá gan của con người, là sinh mạng của người nghèo

12-03-2019 - 13:54 PM | Sống

Nếu anh không có tiền, thì anh chẳng thể duy trì cuộc sống, còn vì năm đấu gạo mà cúi đầu khom lưng. Nhưng khi đã có tiền trong tay, anh mới có thể đứng vững, nếu ai ép buộc, anh có quyền không làm nếu trái nguyên tắc của bản thân. Tiền không chỉ giúp anh không chết đói mà còn bảo vệ sự tự do.

01

Tiền là gì?

Tiền là lá gan của con người, là sinh mạng của người nghèo.

Có một câu chuyện khá nổi tiếng ở Trung Quốc về Tư Mã Quang thuở thiếu thời đã đập chum cứu người, sau này ông trở thành chính trị gia nổi tiếng thời Bắc Tống và còn biên soạn bộ sách sử Tự Trị Thông Giám, ngày ấy rất nhiều học trò và nhân sĩ đã đến bái kiến vị học giả này.

Trong mỗi cuộc trò chuyện, ông thường hỏi các học trò "Nhà anh có tiền không?"

Những ai bị hỏi câu này đều cảm thấy kỳ lạ "Một vị quan lớn như Tư Mã Quang sao lại đi quan tâm đến những chuyện nhỏ nhặt như vậy".

Sau đó mọi người được nghe một hồi, mới biết được nguyên nhân của câu hỏi đó.

Tư Mã Quang nói: "Nếu anh không có tiền, thì anh chẳng thể duy trì cuộc sống, còn vì năm đấu gạo mà cúi đầu khom lưng. Nhưng khi đã có tiền trong tay, anh mới có thể đứng vững, nếu ai ép buộc, anh có quyền không làm nếu trái nguyên tắc của bản thân. Tiền không chỉ giúp anh không chết đói mà còn bảo vệ sự tự do"

Từ câu nói của Tư Mã Quang có thể thấy, có tiền và không có tiền có thể quyết định bạn có độc lập hay không.

Cho đến bây giờ, có lẽ câu nói ấy vẫn không làm chúng ta thôi suy nghĩ, không có tiền giống như bạn sẽ biến thành người không có tự do. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị môi trường xung quanh áp bức thậm chí là bóc lột, bởi bạn chẳng có khả năng phản kháng.

Về già tôi mới hiểu ra rằng, chỉ khi giàu có bạn mới có tư cách nói tiền quan trọng hay không: Tiền là lá gan của con người, là sinh mạng của người nghèo - Ảnh 1.

02

Có người nói rằng tất cả những chuyện dùng tiền để giải quyết đều là chuyện vặt vãnh. Nói những câu như vậy đương nhiên là những người trong giới đại gia.

Năm tôi 8 tuổi, cầm số tiền mẹ phải chắt chiu bao ngày tháng đi đóng học, nộp tiền xong, thầy giáo trả lại 100 nghìn, cầm số tiền đó mang về trả mẹ, nhưng khi về đến nhà tôi không còn thấy số tiền đó nữa. Nhớ một lần khác, mẹ cho tôi một tờ 5 nghìn, và bảo tôi đi mua 5 chiếc bút chì thường về cho mẹ. Khi đến cửa hàng, tôi mắt chữ A mồm chữ O khi nhìn những cây bút chì kim màu sắc vô cùng bắt mắt. Ngặt nỗi giá một cây bút chì kim đó những 5 nghìn, nhưng chẳng kìm lòng được tôi đã không ngần ngại mua nó.

Chuyện gì rồi cũng xảy đến, ngày hôm đó mẹ tôi cho một trận nhừ đòn, bà đưa tôi đến tiệm tạp hóa và đổi cây bút chì kim thành 5 cây bút chì thường. Trên đường về mẹ nhìn tôi giận dữ "Cái bút chì kim đó thay ngòi rất đắt có biết không?". Sau này tôi mới biết 1 hộp ngòi giá những 15 nghìn cơ.

Còn về chuyện mất tiền, hôm đó mẹ không đánh, chúng tôi quay lại tìm, nhưng cả một ngày cũng không thấy, đến đêm, trong mơ tôi mơ thấy mình cuối cùng cũng tìm được 100 nghìn đó, rồi cười sung sướng và giật mình tỉnh, dưới ánh đèn, đôi mắt mẹ đã đỏ hoe, nước mắt cứ chực trào rơi. Tôi hiểu rằng 100 nghìn đó là một ngày công vất vả của mẹ, tôi xoay người lại gạt đi những giọt nước mắt ân hận.

Về già tôi mới hiểu ra rằng, chỉ khi giàu có bạn mới có tư cách nói tiền quan trọng hay không: Tiền là lá gan của con người, là sinh mạng của người nghèo - Ảnh 2.

03

Bạn học của tôi làm ở bệnh viện, tôi mới hỏi cô ấy "Có thể nhìn thấu sinh lão bệnh tử chứ?"

Cô ấy trả lời: "À tớ hiểu rồi, có tiền là có thể thấu hết. Cậu có biết bệnh viêm tụy cấp không, xử lý không kịp thời là chết người. Nhưng với một vị đại gia, chỉ cần bỏ ra 600 triệu, là chữa khỏi ngay"

"Còn một chuyện nữa, hôm trước có người mắc bệnh ung thư, chi phí phẫu thuật hết ngót 100 triệu, người nhà bệnh nhân thương lượng với nhau một lúc, rồi quyết cho chuyển về bệnh viện huyện, hiểu để làm gì không? Là về nằm đợi chết đó".

Câu biết bệnh động kinh không, nếu chữa sớm thì có khả năng bình phục. Có một cô bé 15 tuổi đáng yêu lắm, hôm trước đến bệnh viện, nhưng nhận thức chỉ dừng lại ở độ tuổi khi bệnh động kinh lần đầu phát tác. Ngày trước nghèo khó không có tiền chữa trị, giờ điều kiện tốt hơn đem đến cầu cứu bác sĩ, thì đã muộn rồi".

Người có tiền khám bệnh chưa bao giờ hỏi giá, người không có tiền câu đầu tiên luôn là "Hết có nhiều tiền không bác sĩ?". Với câu chuyện người cha mắc bệnh ung thư trên, vì tiết kiệm mấy đồng mà rút oxy tôi không còn cảm thấy xa lạ.

Về già tôi mới hiểu ra rằng, chỉ khi giàu có bạn mới có tư cách nói tiền quan trọng hay không: Tiền là lá gan của con người, là sinh mạng của người nghèo - Ảnh 3.

04

Tiền là lá gan của con người. Cho nên khi không còn một xu dính túi, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác sợ hãi. Chuyện tốt làm bạn sợ, mà chuyện xấu cùng khiến bạn sợ hãi. Trước đây có đọc qua một chương văn viết: "Thế giới rộng lớn như vậy, bạn dựa vào cái gì để đi khám phá?". Đại loại nói rằng: Ngay cả những cậu ấm cô chiêu ngày nay họ vẫn không ngừng cố gắng làm việc, còn bạn không thấy ngại khi cứ rong chơi sao?

Một người bạn của tôi mới xin thôi việc vì lý do sức khỏe, chỉ trong một thời gian ngắn mà anh ấy tụt mất 10 cân. Cậu bạn tôi bảo: "Nếu cứ tiếp tục sút cân như vậy, tớ sợ một ngày nào sẽ đi đến một thế giới khác". Người bao năm tích góp như cậu ấy cuối cùng quyết định cho mình một kì gap year coi như một món quà nhỏ cho bản thân.

Với những người bình thường như chúng ta, tiền chính là lá gan. Chúng ta không phải đang kiếm tiền, mà chỉ là đang nuôi dưỡng lá gan của mình. Như chuyện anh bạn của tôi, thử hỏi nếu anh ấy không tiết kiệm được một khoản tiền để tặng cho mình một kỳ nghỉ thì giờ có lẽ vẫn đang dúi mặt vào bàn giấy, hay kiệt sức vì làm việc.

Về già tôi mới hiểu ra rằng, chỉ khi giàu có bạn mới có tư cách nói tiền quan trọng hay không: Tiền là lá gan của con người, là sinh mạng của người nghèo - Ảnh 4.

05

Một tác giả đã từng viết: "Năm 20 tuổi, tạm chấp nhận việc bạn không xu dính túi, bởi vì sau này có nhiều cơ hội kiếm sau. Nhưng phải biết rằng, tiền là rất quan trọng. Nếu không đến năm 30 tuổi, bạn vẫn nghèo như năm 20 tuổi, không mua được nhà, không mua được xe, ngay cả hẹn hò cũng không thể đi đến những nhà hàng sang trọng.

Năm 40 tuổi, không có tiền, vợ của bạn sẽ vì những áp lực cơm áo gạo tiền mà bạc cả đầu, con bạn vì học phí mà không vào được những trường tốt, bố mẹ bạn cũng chẳng dám đau ốm.

Năm 50 tuổi, bạn vẫn nghèo kiết xác, con bạn lúc đó sẽ bị áp lực kinh tế đè lên vai, bạn sợ một điều, chẳng may mắc bệnh thì tiền đâu để chạy chữa?

Chúng ta của những ngày trẻ, cho rằng tiền là thứ quan trọng nhất trên thế giới này, khi về nhà tôi mới hiểu ra rằng, sự thật đúng là như vậy. Khi giàu có bạn mới có tư cách nói tiền có quan trọng hay không.

Theo Thanh Hải

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên